Uống nước mía có tăng cân không?

Tìm hiểu Uống nước mía có tăng cân không?

1. Uống nước mía có tăng cân không?
Câu trả lời chắc chắn là có trong trường hợp chúng ta không kiểm soát được lượng phù hợp. Nước mía là nguyên liệu để làm đường nên bất cứ ai cũng biết trong nước mía chứa hàm lượng đường cực cao, nhất là mía tía. Chỉ 100ml nước mía có thể đáp ứng 15% nhu cầu đường trong cơ thể. Lượng đường khá cao vào trong cơ thể tạo ra nguồn năng lượng lớn. Nếu không đốt cháy hết nguồn năng lượng này, năng lượng sẽ tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ và chúng ta sẽ bị tăng cân.

Uống nước mía đúng cách không những không gây tăng cân mà còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Lý do là:

- Trong nước mía chỉ chứa một lượng rất ít chất béo.
- Hàm lượng chất xơ trong nước mía cao nên uống nước mía tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khác.
- Nước mía không chứa cholesterol xấu mà còn có tác dụng loại bỏ bớt cholesterol trong máu. Nhờ đó nước mía vừa giúp kiểm soát cân nặng, lại vừa giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân.
- Nước mía khá giàu dưỡng chất và năng lượng. Nhờ đó nước mía giúp giảm béo hiệu quả mà không khiến cơ thể bị suy nhược.
- Nước mía có thế tăng cường hiệu quả trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Đây là lý do uống nước mía đúng cách chúng ta có thể giảm cân.

2. Uống nước mía đúng cách để giảm cân hiệu quả
Theo các bác sĩ, mỗi người trưởng thành chỉ nên uống 100 - 200 ml nước mía trong ngày. Một tuần không nên uống quá 3 lần. Muốn giảm cân bằng nước mía, trước hết cần tìm hiểu nước mía bao nhiêu calo. Từ đó, bạn tính toán được lượng calo nạp vào cơ thể bằng những thực phẩm khác để tránh bị dư thừa calo dẫn đến tăng cân.

- Những người đang theo đuổi mục tiêu giảm cân an toàn từ thực phẩm tươi không nên nạp vào cơ thể quá 300 calo/bữa.
- Khi uống nước mía chúng ta không thêm đường và các chất làm ngọt khác. Bạn cũng không nên kết hợp nước mía với các nguyên liệu có tính ngọt khác như nước mía sầu riêng, nước mía dừa, nước mía hoa quả…
- Bạn nên sử dụng nước mía ép trực tiếp từ cây mía tươi, không sử dụng nước mía đóng lon bởi loại nước mía này chứa nhiều đường, calo và các chất bảo quản.
- Không nên uống nước mía buổi tối vì dễ dẫn đến dư thừa năng lượng. Buổi tối chúng ta thường dành thời gian nghỉ ngơi, ít vận động nên không đốt cháy nhiều calo. Lượng calo dư thừa này được cơ thể tích lũy dưới dạng mỡ và gây tăng cân.
- Những ai đang điều trị bệnh bằng thuốc, đang bị rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường không nên uống nước mía.
- Nước mía cần được uống sau khi ép hoặc uống trong ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Bạn không nên uống nước mía để qua đêm bởi các chất có thể bị biến đổi và vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh khi vào cơ thể.
- Nhiều người thắc mắc uống nước mía có bị tiểu đường không, câu trả lời là có nếu uống nhiều và nếu người uống có nguy cơ cao bị tiểu đường (tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường, người ít vận động, người bị mỡ máu cao, người hút nhiều thuốc lá…).