Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy với dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu cho các em học sinh tham khảo để có thể hoàn thiện bài văn nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy của mình.

Nghị luận Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt  tủy

1. Dàn ý nghị luận một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy:

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

Thân bài:

– Luận điểm 1: Giải thích một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy là gì?

+ Một nghệ sĩ chân chính: Hoạt động nghệ thuật, đi lên bằng sức lực, tài năng của mình, tạo ra những sản phẩm chất lượng, cống hiện hết mình làm đẹp cho xã hội.

+ Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy là những người sáng tác, tạo ra các tác phẩm văn chương ý nghĩa, động lòng người khiến con người phải suy nghĩ về lẽ sống.

– Luận điểm 2: Phân tích, đưa ra dẫn chứng chứng minh:

+ Mỗi tác phẩm phải ảnh hưởng to lớn đối với thị hiếu khán giả

+ Tạo ra những tác phẩm chất lượng nhất, hướng khán giả đến lẽ phải, những điều tốt đẹp

+ Tác phẩm có nội dung nhân văn, chất lượng, có giá trị cao

+ Nếu được công chúng đón nhận sẽ tạo được tiếng vang, được mọi người yêu mến, tác phẩm sẽ trường tồn theo thời gian.

+ Nghệ thuật vị nhân sinh, sinh ra để phục vụ con người.

– Luận điểm 3: Bình luận mở rộng:

Trong xã hội hiện nay còn nhiều tác phẩm “rác”, vô nghĩa, nội dung phản cảm, vô giá trị, đi ngược lại giá trị con người.

Độc giả cần phải biết lựa chọn, đọc có chọn lọc để thưởng thức được những tác phẩm nghệ thuật giá trị, xứng đáng.

Kết bài: Nêu khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học cho bản thân.

2. Bài văn mẫu nghị luận một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy hay nhất:

Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải bê nguyên, sao chép. Với khả năng sáng tạo tài ba cùng sự chau dồi, rèn luyện theo một quá trình dài, các nhà văn đã tạo lên những tác phẩm trọn vẹn đầy ý nghĩa. Đó được coi là nghệ thuật, được thổi hồn tạo lên những tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, giàu ý nghĩa và giá trị nhân văn. Đúng như những gì Shekhov đã nhận định: “Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà văn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cốt lõi”.

Trong hoạt động văn học, tác giả với tư cách là người sáng tạo ra tác phẩm có ý nghĩa sống còn trong việc hiện thực hóa giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. “Nhà văn vốn dĩ quan tâm đến vận mệnh nhân loại và thúc đẩy sự tiến bộ văn minh xã hội”. Đặc biệt khi văn học bước vào thời đại mới, việc chăm chút nhân văn trở thành ý thức theo đuổi giá trị thẩm mỹ và trách nhiệm xã hội thiêng liêng của họ. Một nghệ sĩ chân chính được hiểu là những người hoạt động nghệ thuật, đi lên bằng sức lực, tài năng của mình, tạo ra những sản phẩm chất lượng, cống hiện hết mình làm đẹp cho xã hội. Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy là những người sáng tác, tạo ra các tác phẩm văn chương ý nghĩa, động lòng người khiến con người phải suy nghĩ về lẽ sống.

Như Faulkner tin tưởng, những nhà văn chân chính nên coi tình yêu, vinh quang, thương hại, kiêu hãnh, cảm thông, hy sinh và tất cả những phẩm chất tinh thần quý giá nhất như những chân lý cổ xưa chiếm giữ trái tim họ. Nhà văn, nhà thơ người Anh Wordsworth từng nhiệt tình khen ngợi: “Ông sinh ra đã có khả năng cảm thụ sống động hơn, nhiệt tình và dịu dàng hơn, ông hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất con người, và có tâm hồn rộng mở hơn”. Tuy nhiên, kinh nghiệm sáng tạo và thực hành sáng tạo của cá nhân nhà văn thực sự bộc lộ rằng những nhà văn thực thụ có những đặc điểm nhất định rất khác với những người có chuyên môn khác trong xã hội.

Để có được ý tưởng và cái đẹp, chỉ có những thiên tài, tức là những nghệ sĩ chân chính, mới có thể làm được. Bởi chỉ có họ mới có khả năng thoát khỏi mục đích phục vụ ý chí riêng của mình. Thông qua việc quan sát cái đẹp trong nghệ thuật, họ mới có thể vượt qua mọi thứ. Trong một thời điểm nhất định, vừa hiểu được bộ mặt thật của thế giới và sự tồn tại thực sự của cuộc sống, nó còn dẫn dắt người đọc qua những tác phẩm đẹp đẽ bước vào cõi tươi đẹp của sự quên đi vạn vật và bản thân mình, thoát khỏi xiềng xích của ý chí. Quan điểm nghệ thuật bi thảm của Nietzsche nhấn mạnh bản chất của nhà văn dựa trên quan điểm nghệ thuật trực giác. Còn Schopenhauer, ông tin rằng những nghệ sĩ có “ý chí mạnh mẽ” nhìn sự phát sinh và thay đổi của thế giới hiện thực từ góc độ thẩm mỹ, từ đó biến nỗi đau khổ của cuộc sống thành niềm hạnh phúc và mang đến cho con người “niềm an ủi siêu hình” thông qua việc tạo ra những tác phẩm đẹp. Nietzsche đặc biệt ca ngợi các nghệ sĩ và tin rằng nếu họ tạo ra sự khác biệt thì họ phải là những nhà nghệ sĩ tài ba có “khí chất mạnh mẽ”. Lý thuyết về nghệ thuật trực quan xung lực cuộc sống của Bergson tiết lộ rằng người bình thường không có khả năng “đột nhiên nhìn thấy xung lực cuộc sống đằng sau đồ vật” thông qua trải nghiệm trí tuệ “dù chỉ trong chốc lát”. Những nghệ sĩ chân chính có nhiều “tâm hồn tách biệt khỏi cuộc sống” hơn người thường, tức là họ thoát khỏi tính duy lý và xiềng xích của chủ nghĩa vị lợi đi vào hoạt động sáng tạo của trực giác nghệ thuật. Đối với nhà văn, điều tạo lên tác phẩm chính là sự khác biệt giữa thế giới bên ngoài mà nhà văn đang sống và thế giới nội tâm của cá nhân nhà văn.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật giá trị vẫn còn tồn tại không ít những tác phẩm văn học “rác”. Những tác phẩm với nội dung vô nghĩa, nội dung phản cảm, vô giá trị, đi ngược lại giá trị con người gây ảnh hưởng nhiều đến cảm thụ văn học của người đọc. Do đó, các độc giả cần sáng suốt có sự lựa chọn sàng lọc để thưởng thức được những tác phẩm nghệ thuật giá trị, xứng đáng.

Nhận định của Shekhov “Người nghệ sĩ chân chính phải là nhà văn lấy chủ nghĩa nhân đạo làm cốt lõi” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Để bảo vệ và làm cho văn học phát triển rực rở, chúng ta những người độc giả cũng cần có những sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt để hạn chế sự lan truyền của các tác phẩm rác.

3. Mẫu nghị luận một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy chọn lọc:

Nghệ thuật là sự biểu hiện, thay vì phản ánh trạng thái của thế giới bên ngoài, nghệ thuật được coi là phản ánh trạng thái bên trong của người nghệ sĩ. Shekhov đã từng nhận định: “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”.

Là một trong những nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga đại diện chủ nghĩa hiện thực, phê phán, Shekhov hiểu rõ hơn những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Một nghệ sĩ chân chính là người hoạt động nghệ thuật, đi lên bằng sức lực, tài năng của mình, tạo ra những sản phẩm chất lượng, cống hiện hết mình làm đẹp cho xã hội. Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy là những người sáng tác, tạo ra các tác phẩm văn chương ý nghĩa, động lòng người khiến con người phải suy nghĩ về lẽ sống. Mỗi tác phẩm mà người nghệ sĩ chân chính sáng tác luôn hướng về con người, khắc họa cho độc giả thấy được cuộc sống muốn hình muôn vẻ. Shekhov đề cao tinh thần nhân đạo, đó là phẩm chất bắt buộc của người thi sĩ, là tiêu chuẩn đánh giá mức độ chân chính của nhà văn. Mặt khác, Shekhov đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là cái cốt lõi, cốt tủy chứ không phải chỉ đơn thuần hời hợt. Tác phẩm văn học phải được làm từ cái tâm của người nghệ sĩ, cũng như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng nói: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Một người nghệ sĩ chân chính không chỉ đòi hỏi tài năng sáng tác mà còn phải là người viết được những tác phẩm đi vào lòng người, để tạo lên một tác phẩm văn học tuyệt hảo, trọn vẹn. Người ta cần phải thừa nhận rằng, tính sáng tạo là đặc điểm nổi bật của thiên tài nghệ thuật. Tuy nhiên đó không phải là trí tưởng tượng thuần túy, không phải là một thứ viển vông được tạo ra từ hư vô, mà là sự sáng tạo, sự đáp ứng và siêu việt của tay nghề cá nhân đối với môi trường đương đại. Đó còn là những tác phẩm đặt hết tâm huyết với cái tâm và cái tầm.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại, có không ít người vì muốn nổi tiếng nhanh chóng đã chọn những hướng đi sai lệch. Họ tạo ra những tác phẩm văn học vô giá trị, nội dung tiêu cực. Những tác phẩm “rác” ra đời ngày càng nhiều, không nội dung, không vì mục đích vị nhân sinh mà là những tác phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu bề nổi mang đến sự giải trí nhất thời. Những tiểu thuyết ngôn tình vô tri, ngôn từ kém chất lượng, nội dung sai lệch nhưng vẫn nhận được nhiều đón nhận từ độc giả. Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm mất đi những giá trị cốt lõi tốt đẹp mà văn học mang đến cho xã hội. Để hạn chế tối đa điều đó xảy ra, hãy là một con người thông minh, lựa chọn sách đọc có chọn lọc để thưởng thức những tác phẩm chân chính.

Cần phải khẳng định một lần nữa, nhận định của Shekhov “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần có những biện pháp để bảo tồn những tác phẩm giá trị và ngăn chặn sự phát triển của các tác phẩm kém chất lượng vì kho tàng văn học nhân loại.