Dàn ý phân tích chi tiết đặc biệt trong truyện Thánh Gióng

Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, mỗi một chi tiết hoang đường, kì ảo trong câu chuyện đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt chứ không chỉ là mang đến sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

1. Mở bài
- Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, mỗi một chi tiết hoang đường, kì ảo trong câu chuyện đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt chứ không chỉ là mang đến sức hấp dẫn cho truyền thuyết.
2. Thân bài
* Xuất thân của Thánh Gióng:
- Có xuất thân kỳ lạ, cha mẹ xuất thân nông dân, ăn ở phúc đức , mẹ ướm chân vào vết chân lớn hoài thai 12 tháng rồi sinh ra ông.
=> Báo hiệu cuộc đời uy vũ, bất phàm.
- Là đứa con trời đầu thai vào gia đình hiếm muộn, khẳng định một chân lý muôn đời, người anh hùng luôn xuất hiện trong nhân dân, được nuôi nấng bởi nhân dân và cuối cùng sẽ vì nhân dân mà hoàn thành sứ mệnh bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.
=> Khẳng định phẩm chất anh hùng, phi thường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

bai-van-phan-tich-nhan-vat-thanh-giong-so-9-471948-1701105514.jpg

* Quá trình trưởng thành khác biệt:
- Ba tuổi không biết đi, đứng, nói cười, cha mẹ đặt đâu nằm im đó, sau khi gặp sứ giả thì lớn nhanh như thổi, cơm gạo ăn bao nhiêu cũng không đủ.
- Biểu trưng cho sức mạnh tiềm tàng đang ẩn giấu, một khi đất nước cần đến nó mới bộc phát, tô vẽ thêm cho vẻ đẹp phi phàm, uy vũ của người anh hùng trong truyền thuyết.
- Tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của nhân dân Việt Nam, trong mỗi trái tim là dòng máu nóng hòa lẫn tình yêu nước nồng nàn, tình cảm ấy chỉ được bộc lộ một cách mạnh mẽ nhất, phá tan lớp vở thầm lặng khi đất nước lâm nguy.
- Việc cả làng góp cơm, góp gạo cho Thánh Gióng ăn, là biểu tượng cho tình đoàn kết, thống nhất sức mạnh của toàn dân tộc.
* Chiếc roi sắt:
- Roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường thay roi diệt giặc, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, vượt qua mọi thử thách gian nan của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
* Chi tiết bỏ giáp sắt, bay về trời:
- Thể hiện việc hoàn thành sứ mệnh của người anh hùng.
- Là niềm tin của nhân dân về sự bất tử của người anh hùng chống giặc, là niềm tin, khát khao mộng ước của nhân dân về sự giúp đỡ của thần phật trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
- Lý giải, và giảm nhẹ cho sự tàn khốc của chiến tranh, sự hy sinh của Thánh Gióng.
3. Kết bài
- Những chi tiết đặc biệt được đưa vào trong câu chuyện đã tạo nên sự hấp dẫn cho một tác phẩm, đồng thời còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt mà cổ nhân muốn gửi gắm.
- Thể hiện vẻ đẹp tín ngưỡng, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân ta từ xa xưa, đưa đến những bài học sâu sắc có ý nghĩa giáo dục thế hệ đi sau về lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết và sự sáng tạo trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.