Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo

Bài viết Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo sau đây sẽ giúp học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Tổng hợp các tội phạm tham nhũng theo Bộ luật Hình sự

1. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo:

Tham nhũng là vấn đề rất nhức nhối của tất cả bộ máy chính trị các trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về nạn tham nhũng mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế không mấy đạt được hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên lòng nhân dân.

Nhìn trên thực tế, việc giải quyết tham nhũng vẫn đang bế tắc và dường như không tìm được giải pháp triệt để. Tham nhũng không những không giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầm trọng hơn và khuyết liệt chống tham nhũng đôi khi còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tình trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Vậy nên để chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách nhìn mới, không những khách quan hơn mà còn phải toàn diện và mang lại hiệu quả nhiều hơn. Trước hết cần hiểu bản chất của tham nhũng là gì. Cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất, hành vi trở nên tinh vi hơn. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp nhân dân mà cả với các nền kinh tế, chính trị và thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm rối loạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu. Tham nhũng nói một cách ngắn gọn là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác. Nói đến nguồn gốc của tham nhũng, một số cá nhân có thể đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng ngày càng lộng hành. Câu trả lời là không. Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở và cội nguồn của nó là bản tính tự nhiên của con người. Để xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó. Khi nhìn nhận một cách tỉnh táo, ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt nhược điểm, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xã hội. Ở một vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều hành vi tham những rất tinh vi. Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các gia đình ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để quyết định vấn đề vật chất và tinh thần một cách không bình đẳng. Do vậy, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Cũng như các loại bệnh tật khác, nó là vấn đề mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chính vì vậy, dù có định kiến hay muốn xóa bỏ tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, rất đơn giản vì chúng ta không thể điều khiển lòng tham con người.

Có thể nhận thấy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải nghiên cứu tham nhũng một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội. Có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những biện pháp hiệu quả để hạn chế hay ít nhất là làm giảm căn bệnh này.

2. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo ngắn gọn:

Có thể nhiều người đã từng nghe đến khái niệm tham nhũng, một vấn đề đã và đang gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo của đất nước từ xưa đến nay, đồng thời cũng là một hiện tượng gây ra rất nhiều khó khăn và hiểm họa cho cuộc sống của nhân dân.

Tham nhũng không phải là một vấn đề quá mới mẻ, nó tồn tại và phát triển trong mọi xã hội có sự phân chia giai cấp, có nhà nước tồn tại. Tham nhũng thường liên quan chặt chẽ đến quyền lực của nhà nước; một số cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống quản lý nhà nước đã lợi dụng quyền lực này để tham nhũng, nhằm thu về những lợi ích cá nhân, gia đình hoặc người thân. Tham nhũng là một hiện tượng xấu đối với xã hội, nó gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế của quốc gia. Nó đã làm suy giảm đạo đức và cách sống của không ít cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý nhà nước. Tham nhũng khiến cho hoạt động của nhà nước trở nên kém hiệu quả, thậm chí đe dọa sự tồn tại của quốc gia và chế độ chính trị.

Tham nhũng do đó cũng là nguyên nhân khiến nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định tham nhũng là vấn đề nhức nhối, kìm hãm sự phát triển của xã hội và lãnh đạo ở các cấp cần phải chỉ đạo mạnh mẽ về việc phòng, chống tham nhũng, tránh làm mất niềm tin của nhân dân vào chế độ chính trị và các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chỉ có bằng sự quyết liệt trong việc ngăn chặn và loại bỏ vấn đề tham nhũng, đất nước mới có thể phát triển và cuộc sống của nhân dân mới được ngày một cải thiện.

3. Nghị luận về Sự tham nhũng là cách hành xử vô nhân đạo ấn tượng:

Có thể khẳng định nhiều người đã từng nghe đến cụm từ tham nhũng. Đây chính là một vấn đề gây nhức nhối cho các cấp lãnh đạo nhà nước từ xưa đến nay, đồng thời nó cũng chính là một hiện tượng kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây nhũng nhiễu và tổn hại đến đời sống của nhân dân.

Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp, có nhà nước. Do tham nhũng luôn luôn gắn với quyền lực của nhà nước, một số người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đã lợi dụng quyền lực nhà nước để nhằm thu về những lợi ích cho chính bản thân mình, cho gia đình hoặc cho người thân. Tham nhũng là một hiện tượng xấu trong xã hội, nó gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của đất nước. Nó làm suy thoái đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí làm mục ruỗng bộ máy nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế độ. Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên tất cả mặt trong đời sống. Về chính trị, tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của những bộ luật, của những chủ trương, chính sách từ Nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân vào lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào sự nghiệp xây dựng đất nước, tham nhũng đe dọa sự phát triển của đất nước, bức tường cản bước nước nhà sánh ngang với cường quốc năm châu. Tham nhũng gây thiệt hại lớn về kinh tế của quốc gia, tập thể và nhân dân, những khoản tiền lớn dùng cho rất nhiều công việc hệ trọng của quốc gia từ ngân sách nhà nước lại là của riêng. Tham nhũng xâm phạm, thậm chí thay đổi đảo lộn chuẩn mực của đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cầm quyền và lãnh đạo.

Tham nhũng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Cho nên, Đảng ta đã khẳng định tham nhũng là quốc nạn và lãnh đạo nhân dân các cấp cần chỉ đạo quyết liệt về vấn đề phòng, chống tham nhũng, tránh gây nên sự mất niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, xã hội và các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cần phải quyết liệt phòng chống và đẩy lùi vấn nạn tham nhũng thì đất nước mới phát triển, đời sống nhân dân mới ấm no, công bằng và trong sạch.