Giá xăng dầu hôm nay 25/1/2024 Giá xăng dầu trong nước và thế giới cùng tăng

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay (25/1) sẽ được áp dụng theo mức giá mới.giá xăng E5 RON 92 có thể tăng từ 700-950 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng từ 900-1.150 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng từ 500-700 đồng/lít, dầu hỏa có thể tăng từ 400-600 đồng/lít.
xang-dau4-1702439292.jpg

Giá xăng dầu trong nước

Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay (25/1) sẽ được áp dụng theo mức giá mới.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng từ 700-950 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng từ 900-1.150 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng từ 500-700 đồng/lít, dầu hỏa có thể tăng từ 400-600 đồng/lít.

Theo dự báo của các doanh nghiệp xăng dầu, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành hôm nay có khả năng tăng theo xu hướng của giá xăng thế giới.

Nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể tăng từ 700-950 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có thể tăng nhẹ hơn.Trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính chi Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.

Giá xăng dầu thế giới

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 25/1 tiếp đà tăng vào phiên trước. Giá dầu Brent đã vượt mốc 80 USD/thùng.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h ngày 25/1 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 80,19 USD/thùng, tăng 0,15 USD, tương đương 0,19% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 75,23 USD/thùng, tăng 0,19 USD, tương đương 0,23% so với phiên liền trước.

Ngày 24/1, giá xăng dầu thế giới đảo chiều tăng sau khi giảm nhẹ vào phiên trước.

Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 20h30' ngày 24/1 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 79,86 USD/thùng, tăng 0,31 USD, tương đương 0,39% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 74,79 USD/thùng, tăng 0,42 USD, tương đương 0,56% so với phiên liền trước.

Giá dầu tăng trong bối cảnh nhà đầu tư chịu áp lực trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và nhu cầu dầu khởi sắc.

Các yếu tố tác động đến giá xăng dầu

Căng thẳng tại Trung Đông vẫn leo thang, làm gia tăng rủi ro gián đoạn nguồn cung trong khu vực. Căng thẳng gia tăng sau khi lực lượng Mỹ và Anh thực hiện đợt tấn công chung thứ hai vào các vị trí của Houthi ở Yemen.

Gần đây, Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc tấn công ở Iraq, nhằm vào các cơ sở có liên quan đến lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn.

Giá dầu cũng đi lên sau khi Ust-Luga, cảng xuất khẩu nhiên liệu lớn trên Biển Baltic, bị cháy và buộc phải dừng hoạt động. Novatek, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga, cho biết đã buộc phải dừng hoạt động tại cảng này. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.

Bên cạnh đó, giá dầu đi lên do nhu cầu có sự khởi sắc. Các nguồn tin dẫn số liệu của Viện Xăng Dầu Mỹ (API) ngày 23/11 cho biết lượng dầu tại các kho dự trữ của Mỹ đã giảm tới 6,67 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 19/1.

Thời gian gần đây, Mỹ đang gánh chịu thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, làm đình trệ hoạt động sản xuất dầu tại một số bang, đặc biệt là North Dakota và Texas.

Theo Reuters, tại North Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ ba của Mỹ, một phần sản lượng dầu đã được khôi phục sau sự gián đoạn liên quan đến thời tiết. Nhưng sản lượng vẫn giảm tới 300.000 thùng/ngày.