Giá xăng dầu thế giới biến động trái chiều

Sáng ngày 2/1, giá dầu WTI tăng 0,819% lên 71,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 0,1% xuống 77,07 USD/thùng.

gia-dau-getty3-1703666987.jpg

Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 2/1 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn giá:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.186 đồng/lít

- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.148 đồng/lít

- Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 19.788 đồng/lít

- Dầu hỏa: không cao hơn 20.457 đồng/lít

- Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 15.685 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá dầu WTI đạt 71,92 USD/thùng, tăng 0,819%. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 77,07 USD/thùng, giảm 0,1% vào lúc 6h37 ngày 2/1 theo giờ Việt Nam.

Theo các đánh giá mới nhất, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đáng rơi vào thế “lưỡng nan” khi thị phần suy yếu và giá dầu thô chịu áp lực giảm trước triển vọng nhu cầu thấp. Trong khi đó, nguồn cung dầu từ các quốc gia ngoài khối OPEC nói riêng, liên minh OPEC+ nói chung, được dự báo sẽ tăng lên trong năm 2024.

Giữa tháng 12/2024, Angola - quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn thứ 2 tại châu Phi - bất ngờ thông báo sẽ rời OPEC từ tháng 1/2024. Sự rời đi của Angola khiến OPEC chỉ còn lại 12 thành viên và sản lượng của nhóm này giảm xuống dưới 27 triệu thùng/ngày, chiếm chưa đến 27% trong tổng nguồn cung dầu toàn cầu là 102 triệu thùng/ngày.

Lần gần nhất thị phần của OPEC giảm xuống 27% là trong đại dịch năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 15-20%. Nhu cầu toàn cầu kể từ đó đã phục hồi lên mức kỷ lục, điều này đồng nghĩa với việc OPEC đã mất thị phần vào tay các đối thủ khác.

Tính đến tháng 11/2023, sản lượng dầu thô của OPEC chiếm 27,4% thị phần dầu thế giới, giảm so với mức 32-33% trong năm 2017 - 2018. Trong giai đoạn này, một số quốc gia, điển hình là Mỹ, đã nhanh chóng vươn lên trở thành những nước xuất khẩu dầu lớn mới và giành thị phần từ OPEC.