Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố để hiểu rõ về cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng của ông.

1. Tiểu sử của Ngô Tất Tố:
1.1. Về cuộc đời:
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 tại tỉnh Bắc Ninh. Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang do tuổi cao mắc bệnh huyết áp. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba người con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thị Thanh Lịch (đại biểu quốc hội khóa IV của tỉnh Hải Hưng). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, Dịch giả, nhà nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong giai đoạn 1954. Ông được sinh ra và lớn lên tại một nhà Nho nghèo ở làng Lộc Hà, tổng Hội phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Chính vì vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, Ngô Tất Tố đã được tiếp cận với nền giáo dục Nho học.

Năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê nhà, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng.

Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư tiếng Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống do triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất.

Năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai

Năm 1926, ông ra Hà Nội làm báo cho tờ “An Nam tạp chí”. Vì kinh phí không đủ nên ông cùng Tản Đà phải đi vào Sài Gòn, có thể nói ông không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì nhưng tại đây ông đã được tiếp cận với kiến thức, tri thức và văn hóa thể giới ở khu vực thuộc địa.

Từ 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm "Tắt đèn". Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

Năm 1945, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông.

Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, ông đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương...

Năm 1948, Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất.

Ngô Tất Tố xếp hạng nổi tiếng thứ 43123 trên thế giới và thứ 4 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.

1.2. Về sự nghiệp sáng tác:
Với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, nhà văn Ngô Tất Tố nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

2. Phong cách sáng tác của Ngô Tất Tố:
Phong cách sáng tác của Ngô Tất Tố tập trung vào hai chủ đề lớn: chủ nghĩa hiện thực về người nông dân và nhà văn giao thời.

- Đối với chủ nghĩa hiện thực về người nông dân:

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng. Ông được coi là nhà văn tiêu biểu trong trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước năm 1945. Ngòi bút của Ngô Tất Tố nhiều lần hướng về những người nông dân nghèo khổ, nơi ông khai thác và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu trong tâm hồn họ. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tập trung sáng tác tác phẩm tuyên truyền trong cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước. Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố là tác phẩm “Tắt đèn” với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã được đưa vào chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán viết về cuộc sống khốn khó của nhân dân ta dưới thời Pháp thuộc. Tác phẩm này dường như đã khẳng định được vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong tác phẩm, Ngô Tất Tố đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp, vẻ đẹp tỏa sáng dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Những tình tiết bi thảm của tác phẩm được đưa lên cao trào, đỉnh điểm, bộc lộ sự nổi loạn của chị Dậu một cách rõ ràng. Tất cả đều nhằm mục đích tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến, bọn cường quyền đã uy hiếp những người nghèo khổ và đẩy họ vào bế tắc, đường cùng.

- Là nhà văn giao thời:

Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Lều chõng”. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. “Lều chõng” ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến. “Lều chõng” ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Tuy nhiên, “Lều chõng” không chỉ mang ý nghĩa phê phán mà nó còn thể hiện "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới. Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

3. Tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố:
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình". Bên cạnh đó, ông còn một số tác phẩm như:
- Thơ và tình (năm 1940, dịch thơ Trung Quốc)
- Lão Tử, Mặc Tử (năm 1942)
- Doãn Thanh Xuân (năm 1946-1954, dịch, truyện ngắn)
- Địa dư Việt Nam; Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác; Đóng góp (năm 1951)
- Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, năm 1942, báo Đông Pháp)
- Địa dư các nước châu Âu (năm 1948, biên soạn chung)
- Thi văn bình chú (năm 1941, tuyển chọn, giới thiệu)
- Ngô Tất Tố - Toàn tập (5 tập, năm 1996, Nxb Văn học)
- Ngô Việt Xuân Thu; Hoàng Hoa Cương (năm 1929, dịch)
- Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Đề Thám (năm 1935, truyện ký lịch sử)
- Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, năm 1939-1944, báo Thời vụ), (1952, Mai Lĩnh xuất bản)
- Kinh dịch (năm 1953, chú giải)
- Đường thi (năm 1940, sưu tầm, chọn và dịch)
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (năm 1942, nghiên cứu, giới thiệu)
- Suối thép; Trước lửa chiến đấu; Trời hửng; Duyên máu (dịch, năm 1946)
- Địa dư các nước châu Á, châu Phi (năm 1949, biên soạn chung)
- Ngô Tất Tố và tác phẩm (2 tập, năm 1971, 1976, Nxb Văn học)
- Ngô Tất Tố - Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, năm 2005, Nxb Hội nhà văn - Công ty văn hóa Phương Nam)
Ngô Tất Tố còn có các bút danh khác như Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân, Thục Điểu, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...


4. Những nhận định về Ngô Tất Tố:
Ngô Tất Tố đã từng được Nhà văn Vũ Trọng Phụng nhận xét ông là: “Một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” bởi ở lĩnh vực báo chí Ngô Tất Tố luôn mạnh dạn và thẳng thắn, nó bộc lộ sự quyết liệt khi phê phán xã hội thuộc địa.

Ngô Tất Tố luôn làm ta kinh ngạc vì cách đặt các vấn đề xã hội từ các tầng tiềm ẩn sâu sa của sự sống và của cả nền văn hóa, và vì sự nhạy cảm, thức thời, cập nhật của thời sự, của hiện tại. – Giáo sư Phong Lê