Tác phẩm Mời trầu

Mời trầu

a. Thể loại

  • Văn bản thuộc thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

  • Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Mời trầu" chưa được xác định cụ thể, nhưng theo một số ghi chép, bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bài thơ được đưa vào chương trình sách giáo khoa Văn học lớp 10 từ giai đoạn 1990-2006.

c. Phương thức biểu đạt

  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

d. Bố cục bài thơ "Mời trầu"

  • Bài thơ gồm 4 câu, tương ứng với bốn phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

    • Câu 1: Hình ảnh quả cau, miếng trầu.
    • Câu 2: Khẳng định bản thân.
    • Câu 3: Lời giao duyên.
    • Câu 4: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi.

e. Giá trị nội dung

  • Bài thơ "Mời trầu" thể hiện ý thức cá nhân và tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bất chấp những định kiến và hủ tục. Qua đó, bài thơ còn là tiếng nói trân trọng phụ nữ, tôn vinh giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

g. Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Hồ Xuân Hương sử dụng một cách nhuần nhuyễn. Đây là thể thơ có quy luật nghiêm ngặt về luật, niêm và vần, cũng như bố cục rõ ràng. Điều này được thể hiện qua cách gieo vần của bài "Mời trầu".

  • Các câu 1, 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể, trong bài "Mời trầu", các từ "hôi", "rồi" và "vôi" cùng vần. Bốn câu trong bài được sắp xếp theo thứ tự: khai, thừa, chuyển, hợp, đúng theo quy luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.