Tác phẩm Bảo kính cảnh giới

Bảo kính cảnh giới

Thể loại: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

  • Bài thơ thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình) trong phần vô đề của "Quốc âm thi tập".
  • Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ Nguyễn Trãi làm nhàn quan, không còn được vua tin dùng như trước.

c. Tóm tắt văn bản "Bảo kính cảnh giới":

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè, qua đó thể hiện tâm hồn của tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, và lòng yêu thương sâu sắc đối với nhân dân và đất nước.

d. Bố cục văn bản "Bảo kính cảnh giới":

Chia làm 2 phần:

  • 4 câu đầu: Vẻ đẹp cảnh ngày hè.
  • 4 câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ.

e. Giá trị nội dung văn bản "Bảo kính cảnh giới":

  • Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên trong ngày hè.
  • Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời và lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết của tác giả.

g. Giá trị nghệ thuật văn bản "Bảo kính cảnh giới":

  • Ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
  • Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
  • Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo sự thay đổi âm điệu, mang lại hiệu quả lớn trong việc thể hiện cảm xúc và mong ước của tác giả