Phân tích tiếng khóc của ông Phán mọc sừng hay nhất

Tiếng khóc của Phán mọc sừng là tiếng khóc duy nhất vang lên trong đám tang cụ cố Tổ, tuy nhiên đây cũng là tiếng khóc khiến người đọc “cười ra nước mắt” vì đâu phải Phán thương xót gì người mất mà chỉ là màn kịch được dàn dựng lên nhằm thực hiện nốt giao dịch với Xuân Tóc Đỏ.

1. Khái quát nhân vật Phán Mọc Sừng:
Phán Mọc Sừng xuất thân là một trí thức, con rể trong gia đình đại địa chủ của cụ cố Tổ tuy nhiên cuộc sống hôn nhân của Phán Mọc Sừng với vợ ông không hề hạnh phúc. Nhân vật còn để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc bởi tiếng khóc. Tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng cũng là dấu ấn xuất sắc của Vũ Trọng Phụng khi khắc hoạ về một xã hội và đạo đức, nhân cách và tình người dường như đã xuống cấp đến mức âm, không thể nào vãn hồi.

2. Dàn ý phân tích tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng:
2.1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm: “Hạnh phúc của một tang gia”

- Tác phẩm được coi là trích đoạn đặc sắc nhất thể hiện được tiếng cười trào phúng và nhiều tư tưởng nhân sinh sâu sắc trong Số đỏ. Một chi tiết nhỏ nhưng lại mang đến những ấn tượng vô cùng độc đáo trong đoạn trích này, đó chính là tiếng khóc của Phán Mọc Sừng “hứt, hứt, hứt”.

2.2. Thân bài:
- Phán Mọc Sừng xuất thân là một trí thức, làm rể trong gia đình đại tư sản của cụ cố Tổ nhưng cuộc sống hôn nhân của Phán Mọc Sừng với vợ lại không hề hạnh phúc. vì vợ của ông ta ngoại tình

- Phán Mọc Sừng biết toàn bộ sự thật về người vợ không đoan chính nhưng lại không lấy làm xấu hổ mà nhu nhược, vô liêm sỉ đến mức tự mang danh dự của mình ra để kiếm trác trong gia đình nhà vợ.

- Phán Mọc Sừng đã dùng năm đồng để mua chuộc Xuân Tóc Đỏ để trước mặt toàn bộ mọi người trong gia đình, Xuân sẽ chỉ tay vào mặt hắn và nói “Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng”.

- Để hoàn thành “giao dịch” với Xuân Tóc Đỏ, Phán Mọc Sừng đã phải tự xây dựng một kịch bản, trong đó hắn vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên chính.

--> Tiếng khóc “hứt hứt hứt” cũng là một phần trong kịch bản ấy.

- Phán mọc sừng khóc là để hoàn thành nốt những thỏa thuận với Xuân Tóc đỏ trước đó.

- Nhận được món hời lớn từ gia đình cụ cố Hồng để bưng bít sự thật về việc ngoại tình, Phán Mọc Sừng sung sướng, hạnh phúc vì nhận được:thêm vài ba nghìn bạc”.

- Hắn cũng vô cùng sốt sắng muốn trả nốt năm đồng để giữ chữ tín cho bản thân. Khi hạ huyệt là cơ hội tốt nhất để Phán Mọc Sừng hoàn thành giao dịch.

2.3. Kết bài:
Tiếng khóc của Phán Mọc Sừng cũng nằm trong chuỗi tiếng cười trong tác phẩm. Qua tiếng khóc này người đọc đã phần nào thấy được thực trạng xã hội mà Vũ Trọng Phụng lên án, thể hiện sâu cay cái bi hài trong một gia đình đại quý tộc danh giá.

3. Phân tích tiếng khóc của Phán Mọc Sừng:
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một danh nhân văn học Việt Nam hiện đại hàng đầu, với tài năng châm biếm và trào phúng độc đáo trong thời kỳ tiền cách mạng. Chính nhờ phong cách viết văn đặc sắc của ông mà nhiều người đã so sánh ông là Ban-dắc của Việt Nam. Dù chỉ có thời gian ngắn, khoảng 10 năm hoạt động sáng tác, nhưng các tác phẩm của ông, bao gồm cả tiểu thuyết và phóng sự, đã để lại dấu ấn sâu sắc cho văn học dân tộc và mang lại giá trị hiện thực to lớn. Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những bức tranh hùng vĩ về giai đoạn xã hội rối ren, khi con người rơi vào trầm trọng suy thoái về nhân phẩm và đạo đức do các biến cố xã hội diễn ra. Vũ Trọng Phụng sinh ra và nhìn thành phố phát triển , quan sát cuộc sống thịnh vượng bằng thực tế và viết bằng xúc sâu cay. Ông đã vẽ nên một bức tranh xã hội, trong đó cuộc sống của tầng lớp thượng lưu là nội dung chính. Ông đã xé tan cái vỏ bọc sang trọng và quý phái, để lộ bộ mặt hủy hoại, đê tiện và sự suy thoái đạo đức. Đây là thời điểm mà tình người và tình thân không còn được coi trọng như một cọng rơm hay một cụm rác; chỉ có tiền bạc, quyền lực và những niềm vui tầm thường, ích kỷ mới được coi trọng Số đỏ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, đoạn Hạnh phúc của một tang gia có thể coi là phân đoạn châm biếm và hiện thực nhất về nhân cách và các trò lố lăng của xã hội thượng lưu vào thời điểm ấy. Tiếng khóc "Hứt...hứt...hứt" của ông Phán Mọc Sừng ở cuối đoạn đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc.

Tiêu đề "Hạnh phúc của một tang gia"đã được đặt bởi người soạn sách nhưng chắc chắn nếu Vũ Trọng Phụng thực hiện việc đó, ông cũng sẽ lựa chọn tương tự. Bởi vì tiêu đề này vô cùng chính xác và phù hợp với đoạn trích này. Trong suốt lịch sử, có lẽ người ta chưa từng thấy một buổi tang mà cả gia đình lại hân hoan như thế. Mỗi người trong đám tang ấy từ trong lòng mang theo niềm "hạnh phúc"riêng của mình, và chỉ cần ông cụ ra đi thì những niềm ước muốn ấy trở thành hiện thực. Thật là tội nghiệp và xót xa cho ông cụ đáng thương khi có một gia đình bất hiếu. Đồng thời, điều này cũng làm cho con người ta tiếc nuối với một xã hội mà cái chết của cụ cố lại trở thành dịp để con người tranh giành lợi ích, khoe khoang và tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Không có giọt nước mắt nào rơi xuống vì người đã khuất, không có sự tiếc thương nào chạm đến tâm hồn của những người "thượng lưu". Họ cũng chẳng bận tâm rằng kẻ vô tình gây ra cái chết cho ông cụ là Xuân - một người trước đó bị coi là không ra gì. Thậm chí, danh dự của Xuân còn lớn hơn khi hắn không biết sợ mà thậm chí còn tự tin ngồi trên xe đưa vòng hoa để tỏ ra tiếc thương giả tạo. Cả gia đình ông cố Hồng không quan tâm xem ông đã qua đời do nguyên nhân gì, chỉ quan trọng là "ông cụ già đã qua đời", không phải là qua đời giả vờ. Trong buổi tang gia bối rối này, họ không loạn lạc vì cái chết của ông cụ, mà loạn lạc trong lòng riêng tư của mỗi người. Ví dụ như anh Văn Minh - con cháu được coi là cao quý - chỉ quan tâm liên tục với việc"chúc thư"sẽ được thực hiện trong thực tế và không chỉ là một lý thuyết viển vông nữa. Trong khi ông cụ Hồng đang mơ mộng về việc "mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu" để thu hút sự chú ý và khen ngợi, khẳng định rằng từ nay ông đã chính thức trở thành người lãnh đạo của gia đình này. Còn những người khác cũng thiếu lòng tử tế, ích kỷ không kém. Bà Văn Minh chỉ suy nghĩ về những bộ trang phục xô gai mới nhất, cô Tuyết bộc lộ tính cách lẳng lơ khi ông nội qua đời và cô ả chỉ mãi nhớ về tình yêu của mình là Xuân. Trong khi đó, cậu tú Tân luôn lo rằng không được thể hiện tài năng chụp ảnh "kỷ niệm" trong buổi tang gia bởi cậu đã chuẩn bị từ trước.

Trong đoạn trích cũng có sự xuất hiện của ông Phán Mọc Sừng, cái sừng của ông to lớn đến mức mà bản thân ông lão cũng phải gọi nó là "đôi sừng hươu vô hình". Một người đàn ông ở rể, bị cô con gái cả Hoàng Hôn nhà ông cố Hồng đánh ghen, cắm vào một rổ sừng, vậy nhưng bằng một cách nào đó ông ta đã nhẫn nhịn, kiên trì chịu đựng khi bị Xuân tóc đỏ tố cái tội lăng nhăng của cô vợ, mất sạch không còn chút mặt mũi nào cả. Đó là một sức chịu đựng, một nỗ lực siêu phàm, bởi vì cái lòng tự trọng của một người đàn ông là thứ khó có thể đụng đến, nhất là trong hôn nhân thì càng khó lòng mà tha thứ khi biết được vợ mình không thèm "vuốt mặt nể mũi" mà đi ăn nằm với nhiều người đàn ông khác. Thế nhưng khi đọc đoạn văn người ta mới sực hiểu ra rằng, cái thứ ghê người nhất của ông Phán, khiến ông vứt bỏ lòng tự trọng, sĩ diện và thói ghen ấy lại chính là đồng tiền. Ông Phán không mảy may đau đớn khi bị phản bội, thương xót trước cái chết của cụ cố nhà vợ, hay căm ghét chi Xuân tóc đỏ, ngược lại còn hả hê khi không biết rằng cặp sừng hươu của mình đã được ông bố vợ tốt bụng thưởng thêm có vài ngàn đồng. Đáng lắm! Đáng lắm chứ! Tận mấy ngàn đồng cơ kia mà. Như vậy suy ra cuộc hôn nhân không hạnh phúc, còn nhân phẩm của ông ta đã trở thành thứ có thể mang ra để lừa đảo, vơ vét từ cái gia đình "thượng lưu" mà ông ta đang bám víu vào. Ông ta lại càng biết ơn, tin vào "cái tài quảng cáo" của Xuân, mà thực chất đó là lời tố cáo tội ngoại tình của cô Hoàng Hôn, vì dù sao thì có tiền là được, mặt mũi cũng chẳng thành cơm ăn áo mặc được. Ông ta nôn nóng, mong muốn được gặp mặt ngay Xuân để trả nốt 5 đồng tiền chuộc, để giữ chữ tín, dù hắn có chỉ tay vào mặt ông ta để nói rằng "Thưa ngài, ngài là một người chồng tốt". Nhưng làm sao mà gặp mặt và trả tiền cho Xuân một cách trót lọt? Ông Phán đã phải tự mình bước vào một vở kịch, vở kịch bi thảm, vở kịch mà một người cháu rể quý hoá khóc vật vã trước di ảnh của ông cụ cố bất hạnh. Ban đầu, sau khi cụ cố Hồng khóc vật vã đến mức "kiệt sức" và ngất đi thì ông Phán tiếp tục cái màn khóc lóc vật vã ấy với tiếng khóc "Hứt. .. hứt. .. hứt" kỳ lạ, âm thanh ấy không đem đến cảm giác đau đớn, bi thương, cũng không thấy Vũ Trọng Phụng nói về việc ông Phán có đánh rơi giọt nước mắt quý giá nào không. Mà độc giả chỉ cảm nhận được một sự giả tạo quá đỗi lố bịch, tiếng khóc của ông Phán kỳ lạ đến mức ai ai cũng "chú ý đến ông cháu rể tội nghiệp ấy". Ông Phán phải cố khóc làm sao cho giống Xuân, "khóc mãi, muốn lặng đi" để có cớ dựa vào vai Xuân, dỗ Xuân khóc cho khỏi xúc động, "cứ đờ người đi, khóc hoài không ngừng", để rồi trong cái lúc đang hoang mang, bối rối ấy, ông Phán dúi hẳn vào tay Xuân 5 đồng bạc thứ tư, mà không một ai hay biết dưới chính cái thái độ, sự nhiệt tình lố bịch như thật ấy là một cuộc ngã giá, một cuộc giữ chữ tín hài hước. Vở kịch này ông Phán đã diễn một cách quá đỗi hoàn hảo, vừa được một cái tiếng hiếu nghĩa, đau thương còn hơn cả người nhà, được bao người để ý, mà lại vừa giữ được cái chữ tín giữa ông và Xuân tóc đỏ. Đôi lúc nghĩ xa hơn, có lẽ ông Phán cũng khóc vì tống tiễn chút liêm sỉ, tình nghĩa người còn lại, khóc vì cái cảm giác sắp hoàn thành xong buổi giao dịch, cuối cùng cũng nắm chắc được vài ngàn đồng trong tay, nhờ bán cặp sừng hươu to trên đầu. Vậy những tiếng khóc "Hứt! Hứt! Hứt "kia đâu có thể làm khó được ông, ông có thể theo gương ông bố vợ, nối tiếp cái sự nghiệp khóc lóc khi ông cố Hồng đã kiệt sức mà ngất đi, chấm dứt cái lố bịch giả tạo ấy, và cũng dễ dàng làm được cái việc trả tiền cho Xuân một cách công bằng và hợp lí. Có lẽ rằng tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng là điển hình cho thói giả tạo, của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ, khóc cũng có mục đích, mỉa mai cho một xã hội, cho một gia đình "thượng lưu" khi có cô cháu gái khóc không phải vì ông mất mà vì tình nhân không về, cháu rể khóc là vì để trả nợ, ông con trai khóc cũng là để tỏ trước thiên hạ rằng ông ta có hiếu ra sao. Vũ Trọng Phụng đã thật xuất sắc khi khắc hoạ một khung cảnh đám tang lạ lùng, lố bịch và khôi hài, khiến bạn đọc cười ra nước mắt về một xã hội "thượng lưu" quá lố bịch, quá giả tạo.

Tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng cũng là sự cao tay của Vũ Trọng Phụng khi khắc hoạ về một xã hội và đạo đức, nhân cách và tình người dường như đã xuống cấp đến mức âm, không thể nào vãn hồi. Tiếng khóc ấy kết thúc đoạn trích cũng như là một trong những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi những tiếng cười kéo dài suốt toàn bộ tác phẩm Số đỏ, khi mà đã đến lúc con người ta phải trở thành nhân vật trong chính vở kịch của mình, khóc lóc làm sao cho hợp lí nhằm đạt đến những mục đích xấu xa, vì tiền! Thật đáng cười cho một xã hội, khi một kẻ vứt cả sĩ diện, nhân phẩm vì có mấy ngàn đồng mà phải vất vả khóc lóc vật vã để đòi tiền, giữ chữ "tín" trong vụ mua bán sừng.