Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (Phần 2)

Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (Phần 2)

1. Các phương pháp thuyết minh
– Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích: Trong phương pháp này, người viết có thể nếu định nghĩa bằng cách định nghĩa, giải thích sự vật, sự việc đó. Ví dụ như định nghĩa hình tròn là gì, Chứng minh một hình có hai cạnh bằng nhau…
– Phương pháp liệt kê: Ở phần này, người viết có thể liệt kê những bộ phận của hiện tượng, sự việc đang được nhắc đến. Ví dụ như Bộ phần của một chiếc bàn học bao gồm mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…
– Phương pháp nêu ví dụ: Người viết cũng có thể ví dụ cụ thể về một việc nào đó để chứng minh những lập luận của mình là đúng. Ví dụ như nêu ra sự gia tăng của dịch sốt xuất huyết thông qua thống kê của bộ y tế, chứng minh sự gia tang dân sô thông qua thống kê hàng năm…
– Phương pháp so sánh: Để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng.
– Phương pháp Phân loại, phân tích: Đây được coi là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong văn bản thuyết minh. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là nhằm giúp cho người đọc hiểu được bản chất, đặc điểm, công dụng của sự vật, hiện tượng nên để làm nổi bật được mục đích đó, bắt buộc người viết phải sử dụng đến phương pháp phân loại và phân tích.
Ngoài ra, những phương pháp thuyết minh khác chỉ đóng vai trò bổ trợ cho phương pháp phân tích, phân loại giúp cho bài văn thuyết minh trở nên ấn tượng và đầy đủ nhất.
2. Tính chất của văn bản thuyết minh
- Toàn bộ kiến thức được trình bày trong văn thuyết minh đòi hỏi tính chính xác, khách quan không xuất phát từ ý kiến chủ quan của con người. Vì thế mà người viết cần có sự tìm hiểu về sự vật, hiện tượng đó trước khi trình bày. Đem lại kiến thức bổ ích cho người nghe như dạng trang bị thêm thông tin.
- Thể loại văn này khác với văn nghị luận, miêu tả, tự sự, toàn bộ thông tin phải được cung cấp đúng sự thật, không mang tính chất hư cấu. Bởi vậy mọi người khi có nhu cầu đọc văn này sẽ nhận được thông tin mà mình mong muốn chuẩn nhất. Tránh trường hợp hiểu sai dẫn tới nhiều việc sai lầm. Con người sẽ vận dụng kiến thức này vào cuộc sống để thực hiện công việc có lợi cho mình.
- Văn bản này gắn liền với tư duy khoa học ở trình độ sâu, đòi hỏi sự chính xác. Người làm văn bản phải trải qua quá trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, học hỏi kiến thức để thể hiện cụ thể, rõ ràng nhất. Thông dụng nhất chúng ta thường thấy văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, chức năng, cách dùng,…để con người hiểu.
- Các văn bản thuyết minh quan trọng là yếu tố xác thực luôn được đặt lên hàng đầu để đánh giá chất lượng. Phân tích kỹ nghĩa của từ thuyết minh, trong đó thuyết là thuyết phục, minh là chứng minh. Đó chính là dùng lập luận, lý lẽ dẫn chứng để giải thích cụ thể, làm sáng tỏ vấn đề.
- Tính chất của thể loại này là độ chính xác cần cao độ, người viết có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mình viết và trình bày. Số liệu tìm hiểu chuẩn, không ước chừng hay vay mượn ở nơi khác.
- Ngôn ngữ diễn đạt trong văn bản cô đọng, dễ hiểu, rõ ràng, chính xác và lịch sự. Không viết kiểu văn dài dòng, mơ hồ hay văn vẻ, trừu tượng trong thể loại thuyết minh này.