Tìm hiểu chung về biện pháp so sánh (Phần 2)

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nhau làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

1. Cấu tạo của phép so sánh
Biện pháp tu từ so sánh gồm 2 vế:
- Vế A: Sự vật được so sánh
Phương tiện so sánh: Là các nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B.
Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh được sử dụng phổ biến gồm: như, hơn, là…
- Vế B: Sự vật dùng để so sánh
Phương diện so sánh và các từ so sánh có thể được lược bỏ bớt.
Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với các từ so sánh.

bien-phap-so-sanh-la-gi-1701104957.jpg

2. Có mấy kiểu so sánh?
- So sánh ngang bằng
+ So sánh ngang bằng là kiểu so sánh sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc nhằm giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.
Các từ so sánh ngang bằng: như, tựa như, y như, giống như, giống, là…hoặc cặp đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu.
- So sánh không ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng hay còn gọi là so sánh hơn kém, đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.
Các từ so sánh không ngang bằng: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…
Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh không ngang bằng, người ta chỉ cần thêm vào trong câu những từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và làm ngược lại để chuyển từ so sánh không ngang bằng sang so sánh ngang bằng.
3. Các phép so sánh thường dùng
Ngoài 2 kiểu so sánh chính ở phần trên, trong chương trình ngữ văn 6 còn có những kiểu so sánh thường gặp như:
- So sánh sự vật này với những sự vật khác
Đây là cách so sánh phổ biến nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.
- So sánh sự vật với con người và ngược lại
Đây là cách so sánh dựa vào những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người có tác dụng làm nổi bật lên phẩm chất của con người.
- So sánh âm thanh với âm thanh
Đây là kiểu so sánh dựa vào sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật cần được so sánh.
- So sánh hoạt động với những hoạt động khác
Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích để cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao và tục ngữ.