Tác phẩm Gương báy khuyên răn

Gương báu khuyên răn – Bài 43

a. Thể loại: Thất ngôn xen lục ngôn

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

  • Bài thơ là bài thứ 43 trong phần “Bảo kính cảnh giới” (Gương báu khuyên răn), nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập”.

  • Tác phẩm được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn.

c. Nội dung chính của tác phẩm "Gương báu khuyên răn – Bài 43" (Nguyễn Trãi):

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào ngày hè, qua đó thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời và tình yêu tha thiết dành cho nhân dân và đất nước của tác giả.

d. Bố cục tác phẩm "Gương báu khuyên răn – Bài 43" (Nguyễn Trãi):

  • Phần 1 (6 câu đầu): Miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè.
  • Phần 2 (2 câu cuối): Thể hiện tấm lòng của Nguyễn Trãi.

e. Giá trị nội dung tác phẩm "Gương báu khuyên răn – Bài 43" (Nguyễn Trãi):

  • Bài thơ “Cảnh ngày hè” miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. Đồng thời, thể hiện tấm lòng yêu thương tha thiết của tác giả đối với nhân dân.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm "Gương báu khuyên răn – Bài 43" (Nguyễn Trãi):

  • Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi và chân thực.
  • Sử dụng thể thơ Đường luật phá cách, kết hợp các câu lục ngôn tạo nên sự đa dạng trong nhịp điệu và cảm xúc.
  • Tả cảnh ngụ tình, thể hiện cảm xúc sâu lắng qua bức tranh thiên nhiên