Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà

Chúng tôi xin giới thiệu các mẫu bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà sách cánh diều hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn.

Top 8 Bài văn phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà  (Ngữ văn 7) hay nhất - toplist.vn

1. Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà sâu sắc:

Hậu chiến vẫn là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Đi sâu hơn vào những nỗi đau, những mất mát từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã tạo nên tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”. Bức tranh đơn sơ mang đến cho tôi cảm xúc rung động, cùng sự suy tư về sự hy sinh thầm lặng của những phụ nữ, và nổi bật trong đó là hình ảnh của dì Bảy.

Tác phẩm này kể qua góc nhìn của người kể về dì Bảy. Câu chuyện của cặp vợ chồng dì Bảy ẩn chứa đầy những đau thương, những mất mát do chiến tranh gây ra. Có thể nói, dì Bảy là một người phụ nữ vô cùng trung thành, mạnh mẽ. Từ ngày dượng Bảy ra đi chiến đấu, dì luôn cầu nguyện cho dượng được an lành trở về. Dì không quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, chấp nhận hy sinh để chồng yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù có người ngỏ ý ở nhà, nhưng dì vẫn kiên quyết từ chối, luôn tin rằng sẽ có một ngày dượng trở về: “Suốt 20 năm sau đó, có người ngỏ ý, dám hỏi, dì vẫn không lung lay, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.” Không những thế, dì vẫn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà nhìn ra con ngõ, “nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.” Có lẽ, trong cử chỉ ngồi im lặng đó, với ánh mắt xa xăm, chứa đựng cả một tâm hồn buồn bã, sự ngóng trông, xen lẫn những niềm hi vọng le lói. Và người phụ nữ ấy vẫn mãi giữ trinh, “thủ tiết” đến hết cuộc đời. Ngay cả khi biết dượng Bảy qua đời, dì vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa. Dì lặng lẽ sống một mình, chăm sóc mẹ già yếu trong ngôi nhà, “tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mười mấy năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như một nỗi chờ mong trong vô vọng.” Hòa bình trở lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ quay về. Nhưng thật đáng buồn, ở nơi nào đó giữa thế giới này, vẫn còn một người phụ nữ như dì Bảy. Dì vẫn ôm trọn những kỷ niệm xưa với người chồng đã khuất, vẫn cô đơn, lủi thủi giữa cuộc sống. Hình ảnh người phụ nữ im lặng ấy khiến mọi người đều phải cảm thông, đau lòng.

2. Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà ấn tượng:

Nếu ta so sánh sử học và văn học, ta sẽ thấy rằng chúng mang đến những khía cạnh khác nhau của cuộc chiến. Sử học cung cấp thông tin về thời gian, sự kiện và chi tiết về những cuộc chiến tranh khốc liệt. Trong khi đó, văn học tập trung vào nhân vật, số phận cá nhân, và sức mạnh cảm xúc của con người.

Nhà văn Huỳnh Như Phương, một người đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã khéo léo khắc họa bức tranh đầy cảm xúc qua tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà”. Hình ảnh dì Bảy vẫn luôn in đậm trong tâm hồn của tôi. Câu chuyện đau lòng về số phận của người phụ nữ trong và sau cuộc chiến.

Cuộc đời của dì Bảy không thể không khiến ta bất ngờ và xót thương. Khi dượng Bảy phải ra Bắc tập kết, chỉ một tháng sau khi họ kết hôn, họ đã phải chia xa. Điều đó đã đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc chiến đấu riêng biệt, một cuộc chiến đấu để chờ đợi và hy vọng. Thông qua góc nhìn của nhân vật “tôi”, chúng ta được chứng kiến những cảm xúc, những suy tư sâu lắng của dì Bảy, người vẫn còn ngồi trước hiên nhà dõi theo mỗi bước đi trên con đường.

Có lẽ, điều đáng nói nhất là lòng kiên nhẫn và trung thực của dì Bảy. Dì không chỉ đơn thuần là một người vợ, mà còn là một người đồng hành trong cuộc đời dượng. Dì đã cầu nguyện, chờ đợi, và không bao giờ từ bỏ hy vọng. Sự kiên quyết của dì khiến người ta phải suy tư về ý nghĩa thực sự của tình yêu và sự hy sinh.

Những hình ảnh của dì Bảy, một mình ngồi trước hiên, đợi chồng từng bước đi, đã trở thành biểu tượng của lòng trung trinh và kiên nhẫn của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh dì Bảy tạo nên sự độc đáo và cảm động cho người đọc. Đó chính là sự tôn vinh cho những người phụ nữ như dì Bảy, những người đã hy sinh vì tình yêu và đất nước.

3. Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà ý nghĩa:

Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để có được hòa bình như ngày nay. Trong những cuộc đụng độ ấy, không thể không nhắc đến sự hy sinh của những anh hùng, những liệt sĩ dũng cảm. Họ chính là những người lính kiên cường, đứng vững trên chiến trường, là điểm tựa vững chắc của quốc gia.

Tuy nhiên, phía sau những cuộc chiến tranh oai hùng đó, hậu phương cũng chứa đựng biết bao nỗi đau thương và sự hy sinh thầm lặng của phụ nữ Việt Nam. Họ là những người vợ chờ chồng, người mẹ chờ con, người con chờ cha, vẫn kiên định đợi chờ, đồng lòng cùng chiến sĩ vượt qua sóng gió.

Nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương là một minh chứng sống động về sự kiên cường và tình yêu thương của phụ nữ Việt Nam. Dì Bảy kết hôn với người chồng khi còn rất trẻ, và ngay sau đó, dượng Bảy đã phải ra chiến trường. Đó là một cuộc chia xa đầy nước mắt, khiến họ chỉ có thể gặp nhau qua những lá thư gửi trao.

Cả hai sống xa nhau suốt hơn 20 năm. Dưới những góc tối của cuộc đời, dì Bảy vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Dường như mỗi khoảnh khắc đợi chờ đều trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của dì. Cảm xúc lan tỏa từ những dòng chữ của tác giả, khiến chúng ta cảm nhận được niềm hy vọng, nỗi đau và sự mất mát trong tim dì Bảy. Nhưng số phận không đoán trước, và dì Bảy đã trở thành một người phụ nữ góa chồng sau hơn 20 năm chờ đợi. Dưới gian nan của cuộc đời, dì Bảy vẫn giữ vững niềm tin, là một bài học đáng trân trọng về tình yêu và kiên nhẫn.

Câu chuyện của dì Bảy không chỉ là câu chuyện cá nhân mà còn là một phần của lịch sử dân tộc. Những người phụ nữ như dì Bảy đã hy sinh không chỉ vì gia đình mình mà còn vì sự thống nhất và phát triển của đất nước. Chúng ta, những thế hệ hôm nay, nên biết trân trọng và kính trọng công lao của họ.

Dì Bảy đã cho tôi thấy ý nghĩa thực sự của sự hy sinh và lòng kiên nhẫn. Tôi tin rằng những thế hệ tương lai cũng sẽ ghi nhớ và trân trọng công ơn của những người phụ nữ như dì Bảy. Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn rằng sẽ không còn ai phải chịu cảnh hy sinh và chờ đợi như dì Bảy.

4. Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà cảm động:

Mỗi trận chiến trôi đi, bên cạnh niềm tiếc thương dành cho những người chiến sĩ ra chiến trường, người lính vĩnh viễn ở lại nơi chiến trận, người ta cũng nhớ và thương rằng ở hậu phương, qua những năm tháng ấy, cũng có biết bao nhiêu là sự hy sinh âm thầm của người phụ nữ. Một trong số ấy phải nhắc đến nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi biết bao tình cảm yêu mến và khâm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy đã phải lên đường tập kết và chiến thắng. Vậy là sau khi kết hôn, thì hai vợ chồng dì không được sống cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ bằng vài cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới dám nhờ người gởi chiếc nón tặng dì làm quà vừa để chứng minh tình yêu của dượng, để an ủi những người đang chờ đợi. Thế rồi, chỉ lúc chiến tranh chấm dứt khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở trở thành người đàn bà goá chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm đợi chờ, biết bao nhớ thương, biết bao dằn vặt, biết bao là những sự đau khổ, dằn vặt, cuối cùng dượng Bảy đã giúp cho dì có một hạnh phúc trọn vẹn.

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lặng lẽ ngồi bên bậc thềm, ngó ra xa xăm như thể trông mong điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc bản thân để làm việc lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, còn có rất nhiều chị em khác trên dải đất hình chữ S này cũng có hoàn cảnh giống dì. Họ đều đã hi sinh âm thầm, lặng lẽ vì cuộc chiến đấu, giúp đất nước ta hoà bình và giàu mạnh. Chúng ta, những thế hệ ngày nay phải biết ơn và làm bất cứ việc gì nhằm báo đáp lại công lao đó.

Dì Bảy đã cho tôi biết được sự hi sinh của họ. Tôi tin rằng thế hệ tôi cùng các thế hệ đi sau sẽ luôn nhớ công lao của những thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không có ai phải chịu đựng hoàn cảnh, phải hi sinh giống dì Bảy.

5. Phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà hay nhất:

Chiến tranh đã qua rồi những những hậu quả do chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh để lại có là nỗi trống vắng, cô đơn, chờ đợi đến mỏi mòn và tuyệt vọng của những người đàn bà có chồng đi chiến trận phải ở lại mãi mãi nơi tiền tuyến xa kia mà.

Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương cũng là người phụ nữ như vậy. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng đi ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn không tày gang rồi đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng dì qua vài bức thư ngắn ngủi, những câu thăm hỏi, vài món quà nho nhỏ do người thân quen gởi tặng. Mặc dù đang ở lứa tuổi thanh xuân có biết bao nhiêu người hỏi thăm về dì, mong đem đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì vẫn không trả lời, không hề lung lạc. Dì vẫn chờ đợi một ngày dượng sẽ trở về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì cũng không mở lời, dì lặng lẽ ôm vào lòng hình bóng dượng.

Không chỉ có dì Bảy mà còn rất nhiều người khác họ cũng chịu đựng những sự thương tổn nặng nề về thể xác, cả đời họ là nỗi đợi chờ, ngóng chông để rồi tuyệt vọng và cô độc cứ bám víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi xuân, hạnh phúc riêng của mình để đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước. Họ luôn là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, mang gươm, sẵn sàng đấu tranh với quân thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững vàng, là điểm tựa tinh thần cho các chiến sĩ ngoài tiền tuyến xa kia.

Một lần nữa, xin hãy tri ân những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, mong manh của mình để đem lại hoà bình, tự do cho toàn dân tộc Việt Nam thân yêu.