Những điều không được làm khi đi tảo mộ

Hồ Tùng Lâm
Vào những ngày giáp Tết, các gia đình thường sắm lễ vật để tiến cúng chư vị tôn thần cai quản nghĩa trang hay những khu mộ, khu gò mả, những ngôi mộ quanh nhà... nhằm sửa sang lại mộ phần người đã khuất bởi tục ngữ Việt Nam có câu "cao nấm, ấm mồ" và kính mời ông bà, tổ tiên về đón Tết với con cháu. Nhưng vẫn có những điều kiêng kị khi đi tảo mộ ngày tết. Đó là những gì?

Tảo mộ là gì?

thanh-minh-tao-mo-ba-1699093826.jpg

Tảo mộ là một trong những nét văn hóa lâu đời và rất đặc trưng của người Việt Nam. Phong tục cổ truyền này thể hiện lòng hiếu thảo, thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, các đấng sinh thành và những người đã khuất.

Hiểu một cách đơn giản thì tảo mộ chính là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, sửa sang, quét dọn lại phần mộ của những người thân đã mất trong gia đình trước khi Tết đến xuân về.

Tục tảo mộ không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với các bậc bề trên mà đây còn là dịp để gia đình quây quần, ôn lại kỷ niệm, đồng thời nhắc nhở nhau phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà, từ đó phấn đấu trong học hành, công việc để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bản thân cũng như gia đình.

Tuy nhiên, người xưa cho rằng, tảo mộ trong Tết Thanh minh cần tránh 1 số điều để tỏ lòng thành kính tổ tiên.

Không tảo mộ quá muộn

Người xưa cho rằng buổi sáng là thời điểm "dương khí" ở đỉnh cao, thời điểm này thích hợp để tảo mộ. Nếu đi tảo mộ vào buổi chiều hoặc tối thì "âm khí" trong nghĩa địa nặng nề, không tốt cho việc tảo mộ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của người đi tảo mộ.

Hơn nữa, vào Tết Thanh minh, người đã khuất cũng sẽ chờ đợi sự xuất hiện của con cháu từ sớm. Do đó, đi tảo mộ sớm sẽ bày tỏ sự thành kính, hiếu đễ với tổ tiên hơn là tảo mộ vào chiếu tối.

Không buôn chuyện, nói những lời bất kính 

y-nghia-cua-viec-tao-mo-trong-van-hoa-truyen-thong-cua-nguoi-viet-nam-202112081642224276-1699093963.jpg

Theo người xưa, khi đi tảo mộ mọi người không buôn chuyện tào lao, ồn ào, náo động đặc biệt không nói những lời xấu xí. Như vậy là không bày tỏ sự thành kính với tổ tiên, là biểu hiện bất hiếu với người đã khuất.

Có gia đình coi việc đi tảo mộ như "trảy hội" nên khi quét dọn, cúng lễ xong thì ngồi quanh cười to, nói lớn, còn đùa cợt những điều sỗ sàng cũng là điều không chấp nhận được.

Nghĩa trang là nơi dành cho người mất yên nghỉ, cần một không gian trang nghiêm, yên tĩnh. Do đó, người xưa dặn khi đi tảo mộ, mọi người nên nói năng nhẹ nhàng, tránh ồn ào.

Tránh để mộ có lỗ hổng

Theo người xưa, những ngôi mộ lâu ngày có thể bị chuột, thỏ đào hoặc mưa tạo thành các lỗ thủng lớn. Trong trường hợp này, mọi người cần trám đầy các lỗ thủng, tránh để lỗ bị mở rộng và gây sụp mộ.

Việc sụp mộ là tối kỵ, ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc.

Theo người xưa, nếu lỗ hổng ở ngôi mộ không được sửa chữa kịp thời, sẽ khiến phong thủy gia đình bị hỏng, tiền bị rò rỉ.

Tiền giấy phải được đốt sạch

Khi đốt tiền giấy tại mộ đều phải đốt sạch tiền giấy, không để lại phần thừa chưa cháy hết. Theo người xưa, tiền chưa cháy hết tổ tiên nhận được những tờ tiền cũng bị thiếu góc, rách nham nhở, sẽ không tốt.

Sau khi đốt một ít tiền vàng xong cũng cần đọn sạch tro bụi, đề phòng "tiền" bị thổi bay, "người khác" lấy mất khiến tổ tiên không hài lòng.

Hơn nữa, điều này có thể ngăn chặn hỏa hoạn vì chỉ một tia lửa bay đi có thể gây cháy ở bất cứ đâu.

Không dẫm đạp lên những ngôi mộ

Ở các vùng nông thôn, một số bia mộ cũ sẽ được đặt gần nhau và các ngôi mộ thường được sắp xếp theo thâm niên của gia đình. Đôi khi không có ranh giới rõ ràng giữa các bia mộ.

Sau một thời gian dài, những ngôi mộ của gia đình mình sẽ rất gần với những ngôi mộ của những gia đình khác.

Lúc này, bạn phải hết sức cẩn thận khi đi tảo mộ, không được bất cẩn giẫm lên mộ của người khác. Điều này là bất kính với người đã khuất, nếu không cẩn thận sẽ rước xui xẻo vào người và gây ra nhiều rắc rối.

Phụ nữ có thai tránh tảo mộ

Trước đây, khi người dân đi viếng mộ vào Tết Thanh minh, hầu hết đều phải leo núi, đi bộ nhiều. Điều này không thích hợp với phụ nữ mang thai. Nếu đi tảo mộ mà phụ nữ mang thai bị trượt chân, ngã không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con mà còn sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia đình.

Ngoài ra, tại nghĩa trang có âm khí nặng nên người ốm yếu cũng không nên đi tảo mộ, có thể khiến súc khỏe sa sút hơn.

Tránh để cỏ dại mọc lan tràn lên mộ

Nhổ sạch cỏ dại xung quanh mộ là việc vô cùng quan trọng khi đi tảo mộ. Đối với người sống, ngôi nhà là mặt tiền của một gia đình, còn đối với người đã khuất, bia mộ là mặt tiền.

Do không thể chăm sóc bia mộ kịp thời nên xung quanh rất dễ mọc một số cỏ dại, lúc này phải dọn sạch những cỏ dại này. Người xưa quan niệm rằng bia mộ sạch sẽ có thể mang lại may mắn cho thế hệ mai sau, ngược lại dễ mang lại xui xẻo.điều kiêng kỵ

Đi tảo mộ trong Tết Thanh minh, con cháu muốn cho tổ tiên phù hộ, gia đình được thịnh vượng, phú quý cần lưu ý. Những cấm kỵ này không phải là mê tín mà đều có lý do rất thực tế, khoa học.