Nghị luận xã hội là gì? Có những dạng bài nghị luận xã hội nào?

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…

1. Nghị luận xã hội là gì?
– Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…
– Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
– Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn chứng minh và giải thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh và giải thích.
– Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

cach-lam-van-nghi-luan-xa-hoi-1-1700652053.jpg

2. Các dạng nghị luận xã hội thường gặp:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).
+ Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).
+ Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
+ Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
+ Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).
+ Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
+ Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
+ Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.