Không thể bỏ qua 5 cách này nếu muốn viết mở bài nghị luận văn học hay hơn!

Viết mở bài luôn là thử thách khó nhằn với nhiều học sinh. Tuy nhiên biết 5 cách mở bài sau sẽ giúp bạn viết mở bài dễ dàng và hay hơn rất nhiều...

1. Cách mở bài trực tiếp
Với cách mở bài nghị luận văn học này, người viết sẽ ưu tiên trình bày đủ nội dung cần thiết nhưng không đi vào cụ thể mà vẫn tạo sự tò mò cho người đọc.
Cách viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho mở bài. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là sự cứng nhắc, đơn giản quá mức, đôi khi hơi khô khan cho người đọc nếu như phải đọc những mở bài trực tiếp nhiều lần cùng lúc.
Về cơ bản, mọi học sinh đều cần phải học cách mở bài hay cho nghị luận văn học bằng hình thức trực tiếp để có thể tiết kiệm thời gian và xây dựng mở bài cho mọi đề văn nghị luận văn học.
2. Cách mở bài gián tiếp
Đây là cách viết không giới thiệu thẳng vào vấn đề. Mở bài gián tiếp sẽ dẫn dắt bạn từ những ý liên quan để tạo tiền đề cho những vấn đề chính. Cách mở bài nghị luận văn học gián tiếp sẽ dễ tạo thu hút, hấp dẫn cho người đọc.

nghi-luan-van-hoc-1700497528.jpg

3. Cách mở bài nghị luận văn học đối lập
Mở bài nghị luận theo lối đối lập được hiểu một cách đơn giản là nêu một sự kiện, hiện tượng hay một vấn đề đối lập hoàn toàn với vấn đề mà mình cần phân tích, sau đó sử dụng tính chất bắc cầu để làm nổi bật lên vấn đề đó. Cách mở bài này phù hợp dùng để phân tích nhân vật với cá tính trái ngược nhau, số phận đối lập rõ ràng,..
4. Cách mở bài tương liên
Nghị luận tương liên là cách tìm kiếm một vấn đề có nội dung tương tự làm cầu nối để nêu ra vấn đề cần giải quyết, phân tích.
5. Cách mở bài quy nạp
Mở bài theo hướng quy nạp thường sẽ nêu nội dung vấn đề để xử lý trong phần thân bài. Cách mở bài này phù hợp với những đề bài yêu cầu phân tích đoạn trích, hoặc nêu ý kiến về một đoạn trích có sẵn.