Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt" (Mẫu 1)

Lập dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm "Vợ nhặt"

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Khái quát về bà cụ Tứ:
- Là mẹ của Tràng - một người đàn bà già, nghèo khổ, sống ở xóm ngụ cư
- Dáng đi “lọng khọng”, “chậm chạp”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”, cuộc sống lam lũ, khổ cực, điển hình cho những người phụ nữ nông thôn già.
b. Diễn biến tâm trạng của bà khi con trai "nhặt" được vợ:
- Sự ngạc nhiên khi thấy con trai đon đả, sự “phấp phỏng” lo âu vì không hiểu có chuyện gì.
- Thấy người đàn bà trong nhà, bà càng ngạc nhiên và băn khoăn tột độ, “quái lạ …ai thế nhỉ?”
- Sau khi nghe Tràng giải thích, bà “nín lặng”:
Bà thương con phải lấy vợ thời đói khát.
Bà thấy tủi hờn cho chính mình vì làm mẹ mà không lo được cho con.
Bà thấu hiểu và cảm thông cho người đàn bà nghèo khổ “bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”.
Bà chấp nhận người đàn bà và mừng vì con trai đã có vợ, bà mở lòng với nàng dâu mới.
- Thế nhưng, sau niềm vui là nỗi lo lắng, thương xót “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
- Bà cụ Tứ là một người mẹ thương con và là một người phụ nữ giàu lòng thương người.
- Sáng hôm sau:
Gương mặt “bủng beo u ám” của bà, hôm nay “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường”, “rạng rỡ hắn lên”: bà vui mừng, phấn khởi.
Bữa cơm thảm hại nhưng cả nhà đều ăn ngon lành.
Bà cụ nói “toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này”: lòng lạc quan, yêu cuộc sống, hy vọng vào tương lại, gieo vào lòng con cái niềm tin vào tương lai.
c. Nghệ thuật:
Xây dựng nhân vật đặc sắc
- Miêu tả tâm lý nhân vật hết sức hợp lý, sinh động
- Đặt mình vào nhân vật để miêu tả
3. Kết bài:
- Bà cụ Tứ là điển hình cho những người nông dân trước Cách mạng tháng tám: Người mẹ thương con, kham khổ, nghèo đói, nhưng vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai