Dàn ý phân tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu

Chi tiết dàn ý tích bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu

1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông
+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, chặng đường thơ ăn nhập với chặng đường cách mạng của dân tộc.
+ Thơ ông mang đậm tính trữ tình – chính trị, là tiếng lòng của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn đậm tính dân tộc.
– Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy
+ Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu
+ Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng
2. Thân bài
a. Nhan đề “Từ ấy”
– “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.
– Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng
b. Khổ 1
– Hai câu thơ đầu:
+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
* Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng,
* “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng
+ Sử dụng động từ mạnh “bừng”, “chói”
=> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ
– Hai câu thơ còn lại:
+ Nghệ thuật so sánh
+ Sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng
=> Niềm vui sướng, hạnh phúc khôn nguôi của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

phan-tich-kho-tho-dau-tu-ay-to-huu-1700821651.jpg

c. Khổ 2
– Sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần gũi
– Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng
– Quan hệ từ “với” và điệp từ “để”
=> Khổ thơ thể hiện nhận thức mới của tác giả về một lẽ sống mới – lẽ sống hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc
d. Khổ 3
– Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là”
– Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em
– Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ.
=> Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.
3. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Qua bài thơ, giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm thơ Tố Hữu