Cuộc đời và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà văn nhân đạo có chủ nghĩa và tư tưởng lớn. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao tiêu biểu cho văn học Việt Nam đương thời thể hiện tiếng nói, hoàn cảnh thực tế của tầng lớp nhân dân lao động. Bằng ngòi bút điêu luyện cùng tình cảm sâu sắc của mình, Nam Cao đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ con người của Nam Cao cùng những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông.

1. Tiểu sử nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri. Quê quán: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý, Hà Nam (Nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân). Trong nghệ danh của Nam Cao có chứa từ Nam- một phần của trong chữ Hà Nam, điều này đã thể hiện thật sâu sắc tình cảm của ông dành cho quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.

k-1700598187.jpg

Nam Cao xuất thân trong một gia đình nông dân với hoàn cảnh khá vất vả và cơ cực, nhưng cha mẹ luôn luôn hỗ trợ và tạo điều kiện để ông được đến trường. Ông bắt đầu lao động kiếm sống sau khi kết thúc bậc trung, ông trải qua rất nhiều nghề, có một cuộc sống khó khăn, vất vả. Nam Cao chọn con đường văn học để vừa mưu sinh, vừa thỏa lòng đam mê của mình với những con chữ. Không những vậy, trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông sẵn sàng đứng vào hàng ngũ cách mạng kháng chiến chiến đấu vì nền hòa bình dân tộc. Ông hy sinh năm 1951 khi đang trên đường đi công tác đến Ninh Bình.

Nam cao với một trái tim nhân hậu, ấm áp, giàu tình thương ẩn trong vẻ ngoài lạnh lùng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học mẫu mực. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm “Chí phèo”, một câu chuyện được sử dụng để giáo dục học sinh trong kế hoạch của Bộ Giáo dục. Những tác phẩm của Nam Cao đều toát lên vẻ đẹp của người dân lao động cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, đồng thời cũng phản ánh góc khuất của xã hội Việt Nam phong kiến đương thời.

2. Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam

*Đi sâu vào khai thác đời sống nội tâm, tinh thần của nhân vật

Ở những tác phẩm của Nam Cao, chúng ta dễ dàng phát hiện ra những bằng chứng cho thấy việc tác giả đã quan sát và miêu tả rất kỹ lưỡng những diễn biến cảm xúc của nhân vật mà ông xây dựng. Nam Cao luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân vật, khai thác những diễn biến tâm lý, những biểu hiện cảm xúc đúng đến từng chi tiết của nhân vật, từ đó đưa những tác phẩm của ông đạt đến cao trào, khiến người đọc phải luận điệu cảm xúc theo từng lời văn.

Đơn cử như tác phẩm tạo nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, Nam Cao đã vô cùng thành công khi phân tích và đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật Chí Phèo để miêu tả những trạng thái cảm xúc từ bức xúc khi bị đối xử ghẻ lạnh, bị coi thường đến sự ấm áp, hạnh phúc khi nhận được bát cháo hành của Thị Nở sau cơn say. Nam Cao luôn biết cách khai thác chi tiết, tinh tế nội tâm của nhân vật mình gây dựng, từ đó có thể tạo nên những cốt truyện hay với những diễn biến cảm xúc đầy ấn tượng.

n-1700598217.png

*Sử dụng phương pháp độc thoại nội tâm đầy khéo léo và tinh tế

Đây là nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Có thể nói, trong văn học dân tộc Việt Nam, Nam Cao chính là một nhà văn tiêu biểu cho phương thức sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật một cách vô cùng xuất sắc. Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ được Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đậm chất đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc họa tính cách nội tâm nhân vật (Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc…)

Những lời độc thoại nội tâm được Nam Cao sử dụng nhằm mục đích diễn tả sự đấu tranh tâm lý đầy gay cấn của nhân vật như Lão Hạc hay Chí Phèo,... giúp tâm lý nhân vật được phơi bày ra trước mắt bạn đọc. Nam Cao như viết lên những cuộc tranh luận ngầm, những mâu thuẫn đầy kịch tính ngay trong thâm tâm của nhân vật giúp bạn đọc hiểu được sự thật đằng sau những quyết định đầy đau đớn của họ.

3. Coi trọng việc phản ánh thực tại xã hội đương thời và đưa ra tiếng nói cảm thông cho tầng lớp nhân dân lao động phải chịu nhiều cơ cực

Với Nam Cao, việc phản ánh thực tại xã hội tối tăm nhưng sứ mệnh ông phải làm thông qua từng áng văn. Ông không chấp nhận việc chỉ phản ánh cái nhìn bề ngoài đơn giản của xã hội mà không phân tích và tìm ra những mặt tối, những góc khuất đầy nghiệt ngã của xã hội. Ông luôn luôn đại diện cho tiếng nói, cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân lao động bị cho là yếu thế, luôn phải cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo khổ, bị bóc lột, bị đày đọa.

f-1700598239.png

Truyện của Nam Cao còn thường xuyên xuất hiện kiểu kết cấu lắp ghép. Sự sắp xếp này làm cho những cảnh đời, những bức tranh hiện thực của đời sống lần lượt hiện ra một cách rõ ràng, thể hiện bức tranh hiện thực đầy tàn nhẫn. Như 2 tác phẩm: “Chí Phèo” và “Sống mòn”, những cảnh đời, những mảng hiện thực khác nhau, mới thoáng nhìn tưởng chẳng có liên hệ gì với nhau được tác giả sắp xếp, lắp ghép vào tác phẩm, cứ lần lượt xuất hiện như những cảnh trong phim, cùng tập trung thể hiện tư tưởng của tác phẩm, qua đó nhà văn phản ánh được tính chất phong phú, phức tạp của cuộc sống.

Nam Cao miêu tả cuộc sống là những chuỗi biến cố, những sự kiện, những tình huống không mong muốn xảy ra bất ngờ. “Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nước mắt, Sống mòn”… là những tác phẩm chứa đựng những sự kiện xuất hiện thường là nguồn gốc của những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Nhân vật bộc lộ thái độ, cảm xúc, tình cảm của mình chủ yếu là qua hành vi (cử chỉ, nét mặt, lời nói) và qua lời độc thoại nội tâm chứ chúng không có những hành động dứt khoát để làm nên những thay đổi bên ngoài. Từ đây Nam Cao đã hoàn thành trách nhiệm diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật, nói nên tiếng nói của tầng lớp lao động bị chèn ép, những con người không được xã hội tiếp nhận để hoàn lương…