Cần có những kỹ năng gì khi làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Kỹ năng cần có khi làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

1. Kỹ năng phân tích đề bài
+ Để viết một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý cần có sự phân tích về yêu cầu của đề bài, nội dung và phạm vi mà đề bài đang hướng tới. Phân tích đề bài sẽ hiểu được những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề nhằm tránh lạc đề và viết lan man không vào trọng tâm.
+ Các bước phân tích đề bài: Đầu tiên cần đọc kỹ đề bài, nắm rõ yêu cầu của đề bài đã đưa ra, gạch chân các từ quan trọng mang tính gợi mở, tìm hiểu xem đề bài yêu cầu những gì và đưa ra phương hướng giải quyết.
Cần trả lời các câu hỏi sau:
- Đây là dạng đề gì?
- Vấn đề gì cần giải quyết trong đề bài là gì?
Đề bài nghị luận về tư tưởng đạo lý gồm có 2 dạng đề phổ biến như sau:
- Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, học sinh cần đọc kỹ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.
2. Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ
Để có một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý hoàn chỉnh, có đầy đủ luận cứ, lập luân thì học sinh cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lý để xác định các luận điểm cho bài viết được mạch lạc, rõ ý hơn. Thông thường, một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý hoàn chỉnh sẽ gồm những luận điểm chính như sau:
- Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lý
- Luận điểm 2: Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lý, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
- Luận điểm 3: Bài học rút ra từ vấn đề trên
Để chứng minh luận điểm lớn trong bài viết, cần đưa ra thêm những luận điểm nhỏ mang ý nghĩa củng cố, chứng minh cho luận điểm lớn. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá bằng nhiều luận điểm hơn. Tuỳ vào từng đề bài, học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn nhiều hay ít