Cán cân thương mại và cách thức tính cán cân thương mại như thế nào?

Cán cân thương mại là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy thì cán cân thương mại là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng tới nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ càng hơn qua thông tin của bài viết bên dưới đây.

Hàng Việt Nam xuất vào 4 thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản  vượt 100 tỉ đô la - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

1. Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại có tên tiếng anh là Balance of Trade - BOT và có một số tên gọi khác như là xuất khẩu ròng, thặng dư thương mại. Cán cân thương mại sẽ ghi lại các thông tin về sự thay đổi trong xuất khẩu, nhập khẩu của một quốc gia với thời điểm nhất định. Thời gian có thể tính theo quý hoặc năm.

Số liệu cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia.

Cán cân thương mại sẽ được xác định theo số 0 như sau:

Mức chênh lệch > 0: thể hiện cán cân thương mại có thặng dư

Mức chênh lệch < 0: cán cân thương mại đang bị thâm hụt

Mức chênh lệch = 0: lúc này cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng

2. Vai trò của cán cân thương mại

Cán cân thương mại có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu của quốc gia. Vậy nên các nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến vì nó có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của quốc gia đó được phát triển. Một số quốc gia hiện nay, xuất khẩu được coi là nguồn thu nhập chính.

Vì vậy, vai trò của cán cân thương mại là rất quan trọng trong sự phát triển việc làm, xã hội như sau:

Dựa theo các số liệu của cán cân thương mại, các quốc gia sẽ thấy được sự thay đổi trong xuất nhập khẩu, mức chênh lệch ở các khoảng thời gian khác nhau. Nhờ vào đó để đưa ra được các chính sách phù hợp, hướng đến sự phát triển kinh tế lâu dài và ổn định hơn.

Cán cân thương mại còn cho thấy được sự thay đổi đối hoái của đồng nội tệ với ngoại tệ, thể hiện sự cung cầu tiền tệ của một đất nước.

Nhìn vào cán cân thương mại của một quốc gia, người ta còn thấy được khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trên thị trường quốc tế.

Các số liệu cán cân thương mại còn cho thấy mức đầu tư, thu nhập, tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam hiện nay - Tạp  chí Tài chính

3. Cán cân thương mại bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại? Có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 yếu tố chính như sau:

3.1 Lạm phát

Lạm phát được coi là một trong những yếu tố quan trọng có mức ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại. Khi một quốc gia có lạm phát cao sẽ kéo theo sự khan hiếm của hàng hóa, giá cả trở nên đắt đỏ. Điều này sẽ dẫn đến mức cạnh tranh trong xuất nhập khẩu với các nước khác giảm đi.

3.2 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái thể hiện cho sự chênh lệch của đồng nội tệ và ngoại tệ với các quốc gia. Vậy nên có ảnh hưởng không hề nhỏ đến cán cân thương mại của quốc gia đó. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, sự cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia cụ thể là:

Khi tỷ giá nội tệ tăng lên thì giá nhập khẩu sẽ rẻ và hàng hóa xuất khẩu lại có mức giá cao.

Trường hợp giá nội tệ giảm, lúc này hàng hóa nhập khẩu lại đắt đỏ và hàng hóa xuất khẩu rẻ.

Chính vì vậy mà giá nội tệ tăng hay giảm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Một ví dụ giúp chúng ta hiểu hơn về tỷ giá hối đoái như sau:

Tại thời điểm của bài viết này, tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ là 1USD = 23,605 Đồng. Vậy nên hoạt động xuất khẩu với Mỹ sẽ có lợi cho Việt Nam. Xét một sản phẩm khác khi 1kg gạo cùng chất lượng Việt Nam có giá khoảng 1$ thì ở Mỹ 1kg có giá 5$.

3.3 Chính sách thương mại

Khi xét đến chính sách thương mại thì yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chính sách của quốc gia đó.

Đối với các quốc gia có sự cạnh tranh về xuất khẩu nông nghiệp như nước ta thì chính sách thương mại sẽ tập trung chủ yếu vào giảm thuế, trợ giá, xây dựng các khu nông nghiệp trọng điểm. Như vậy mới giúp giá thành sản xuất giảm, đồng thời sản lượng được tăng lên, góp phần tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Không những vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại đó chính là chính sách mở cửa hay hạn chế xuất nhập khẩu. Trong trường hợp quốc gia đó đi theo chính sách tự cung tự cấp, đóng cửa thương mại. Như vậy cán cân thương mại sẽ ở mức cân bằng.

4. Tìm hiểu về công thức tính cũng như cách vẽ biểu đồ cán cân thương mại

Để biết rõ hơn về công thức tính và cách vẽ biểu đồ cán cân thương mại, chúng ta sẽ tham khảo thông tin sau:

Công thức tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại hay còn là tỷ lệ xuất khẩu ròng của một quốc gia. Chúng ta sẽ tính theo công thức như sau:

Cán cân thương mại = Tổng giá trị xuất khẩu - Tổng giá trị nhập khẩu

Trong đó:

Nếu xuất khẩu > nhập khẩu: cán cân thương mại dương và có thặng dư thương mại

Nếu xuất khẩu < nhập khẩu: cán cân thương mại âm, âm hụt thương mại

Nếu xuất khẩu = nhập nhập: cán cân thương mại cân bằng

Cán cân thương mại sẽ được thể hiện thông qua biểu đồ theo quý hoặc là năm. Từ thông tin trên biểu đồ, người ta sẽ biết được giá trị xuất nhập khẩu so với các quốc gia khác.

5. Thâm hụt cán cân thương mại do đâu?

Thâm hụt cán cân thương mại do một số nguyên nhân dưới đây:

Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ của quốc gia sẽ giảm lãi suất trong nước và nhờ vậy mà đầu tư trong nước tăng lên.

Lạm phát tăng cao: Khi lạm phát tăng cao sẽ kéo theo tỷ giá đối hoái chênh lệch lớn hơn. Vì vậy mà giá trị hàng hóa bị đẩy lên cao, đắt đỏ, mức độ tiêu dùng giảm.

Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách có thể xảy ra bởi tác động của nhiều yếu tố khác nhau như là nền kinh tế suy thoái, các dự án đầu tư tràn lan nhưng không có hiệu quả…

Mức tiết kiệm thấp: Người dân có mức tiết kiệm thấp, thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng nóng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia: Khi cơ cấu đất nước đó chỉ tập trung nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Chính sách thuế nhập khẩu thương mại: Cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách tăng hoặc giảm thuế suất…