Bước Chân Lang Thang Trong Tràng Giang: Suy Tư về Sự Phù Du của Cuộc Đời

Tràng giang - suy tư về cuộc đời

Bài thơ “Tràng giang” ra đời vào năm 1939 khi tinh thần thơ của Huy Cận đang chứa đựng nhiều cảm xúc u sầu và suy tư sâu sắc về cuộc đời. Các từ ngữ trong bài phản ánh trực tiếp nỗi buồn của thi sĩ trước thời cuộc và suy tư về hành trình tìm kiếm “Thơ mới”.

Tên “Tràng giang" tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ về con sông dài và rộng lớn. Tựa đề này cũng gợi lại cảm giác hoài cổ khi Huy Cận sử dụng các từ ngữ Hán Việt. Mặc dù đã có những đề xuất thay thế tên tác phẩm bằng “Trường giang", nhưng tôi tin rằng “Tràng giang" vẫn là cái tên đúng vì nó không chỉ diễn tả chiều dài của con sông mà còn tạo ra sự rộng lớn, mênh mông. Con sông trở nên bao la hơn, bao phủ tất cả từ đó thể hiện ý niệm về sự đối lập giữa thiên nhiên vô cùng rộng lớn và con người nhỏ bé. Câu đề từ tiếp tục làm nổi bật sự rộng lớn của con sông: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Mặc dù, câu đề này gợi lên sự bồi hồi và nhớ thương về một con sông trong quá khứ.

Khổ thơ đầu tiên không chỉ tái hiện bức tranh buồn, cô đơn mà còn gợi lên cảnh chia ly, tách rời:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Với những câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng hình ảnh như sóng, con thuyền, củi. Sóng đi cùng với từ “gợn" - di chuyển nhẹ nhàng, lăn tăn xa xa. Chỉ cần một chút gợn sóng ấy cũng đủ để làm cho nhân vật trữ tình trở nên buồn bã. Từ “điệp điệp" diễn tả nỗi buồn chồng chất, liên tục. Nỗi buồn không chỉ nổi lên một lần mà còn kéo dài mãi, không dứt. Trên những gợn sóng ấy, có “con thuyền xuôi mái" – cô đơn, lạc lõng, bơ vơ. Không nghe thấy tiếng mái chèo tạo nên tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền chỉ thấy một con thuyền buông xuôi, lênh đênh mặc cho nước xoáy quanh. Câu thơ này còn độc đáo trong việc mô tả sự tách rời giữa thuyền và nước. Thiên nhiên không chỉ gợi buồn mà khung cảnh chia lìa cũng thấy rõ.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" có thể hiểu là khi thuyền về, nỗi buồn của nước lại gấp bội lên. Cách thứ hai là nói về sự chia cắt khi thuyền và nước đi ngược chiều. Lúc thuyền về lại chốn cũ cũng là lúc nước ở lại với dòng sông cùng nỗi buồn, nhưng nỗi buồn này không chỉ ở một nơi mà là ở nhiều chốn khác nhau. Phép đối đã được sử dụng thành công để nói về sự chia cách này. Khép lại khổ một, Huy Cận mang lại một hình ảnh đậm nét cô đơn - “củi". Tính chất của hình ảnh này là “khô" – héo úa, không còn sự sống cùng với sự đối chiếu giữa “một cành khô" – “mấy dòng” càng làm nổi bật sự bóng bẩy, lẻ loi của củi trên hành trình của nó. Từ “lạc" đã nói lên sự bấp bênh, lênh đênh của sự vật nhưng Huy Cận lại sử dụng “lạc mấy dòng" để làm rõ hơn sự gian nan, “bảy nổi ba chìm" của củi. Chỉ với khổ một nhưng tâm trạng đã đưa lại cảm giác buồn bã, u sầu đến như vậy.

Tác giả bắt đầu với khổ thơ đầu tiên trong phạm vi hẹp. Đến với khổ thơ tiếp theo, không gian bây giờ đã được mở rộng hơn:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

Hình ảnh “cồn nhỏ" gợi lên không gian vắng lặng, trơ trọi. Tính từ “nhỏ" làm cho hình ảnh này càng bé nhỏ, chơ vơ kết hợp với từ láy “Lơ thơ" gợi cảm giác ít ỏi diễn tả bức tranh thiếu sức sống trên cồn cát. Không gian trên cồn không chỉ buồn mà còn hiu hắt. Đến gió cũng mang cái “đìu hiu" buồn bã, thê lương như nhấn mạnh vào khung cảnh u sầu. Các câu thơ mà tác giả sử dụng trong bài thơ đôi khi được hiểu theo nhiều cách khác nhau. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể hiểu là một câu hỏi tu từ về vị trí của “tiếng làng xa", trông ngóng về tiếng họp buổi chiều tà. Tuy nhiên, “đâu" cũng là một từ mang nghĩa phủ định, tức là ngay cả tiếng nói cũng không thể nghe thấy. Tất cả chỉ còn lại một không gian tĩnh lặng đến lạnh lùng.

Không gian trong khổ thơ thứ hai vừa mở rộng về chiều cao và dài nhưng đồng thời cũng mở rộng cả chiều sâu của vũ trụ. Thủ pháp nghệ thuật tương phản “Nắng xuống trời lên" đã giúp không gian mở ra theo chiều cao. Nắng chiếu xuống đâu thì bầu trời càng được đẩy cao lên. Chốt lại câu thơ, tác giả sử dụng “sâu chót vót" không những gợi lên cái thăm thẳm, hấp dẫn mà còn giúp vũ trụ kéo dài ra ngoài, nhấn mạnh sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ rộng lớn. Câu thơ cuối cùng của khổ này là một bức tranh về thiên nhiên rộng lớn, bao la với “sông dài trời rộng". Trên nền không gian ấy, “bến cô liêu" vẽ ra một hình ảnh không chỉ cô đơn mà còn là sự quạnh quẽ, lạnh lẽo, chơ vơ. Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bé nhỏ với không gian rộng lớn càng làm nổi bật hơn sự u sầu, buồn bã của tác giả khi nghĩ về kiếp người trôi nổi, long đong.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

“Bèo" – sinh vật phù du mang trong mình kiếp sống trôi nổi, bấp bênh, đã vậy còn kết hợp với động từ “dạt" làm rõ hơn sự chìm nổi của sinh vật này. “Đâu" từ hỏi về nơi chốn của “bèo". Hình ảnh bèo lạc lõng, bơ vơ, không điểm tựa không nơi bám vía. “Hàng nối hàng" như làm nổi bật hơn về số phận của loài sinh vật này. Đọc câu thơ ta có thể liên tưởng về những kiếp người trôi nổi, không có nơi nương tựa. Và trong không gian “mênh mông" đó, tác giả mong ngóng có thể nhìn thấy chuyến đò để cảm nhận sự sống nhưng dường như không có tín hiệu đáp lại sự mong đợi đó. “Không một chuyến đò" cũng đồng nghĩa không có hoạt động của con người, điều này càng làm cho nỗi cô đơn dâng lên. Trong khổ thơ này, thi sĩ sử dụng nhiều từ phủ định nhằm làm nổi bật sự cô đơn trống trải của trái tim. Tiếp sau “không đò” là “không cầu". Chiếc cầu vốn là biểu tượng của miền quê, mang nét giản dị, thân mật. Nhưng vì hình ảnh này không có nên có thể thấy thiếu vắng cảm giác quê hương. Câu thơ cuối cùng của khổ này, tác giả sử dụng màu xanh và màu vàng để vẽ nên một bức tranh tươi sáng hơn, nhưng từ láy “lặng lẽ” lại dập tắt màu sắc đó. Hai hình ảnh “bờ xanh”, “bãi vàng” không còn tươi tắn như ban đầu nữa. Từ láy này được đưa lên đầu như sự nối tiếp của nỗi cô đơn từ vật này sang vật khác