Chồng bị nợ xấu, vợ có được vay tiền ngân hàng không ?

Chồng bị nợ xấu vợ có vay ngân hàng được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi gia đình có người bị nợ xấu, còn tùy thuộc vào tình trạng nợ mà bạn có thể được xét duyệt vay hoặc không.Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây nhé.
no-xau-la-gi-2109130840-1706436520.jpg

Nợ xấu được xoá khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN, nợ được phân thành 05 nhóm gồm nhóm nợ 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ 2 là nợ cần chú ý, nhóm nợ 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 là nợ nghi ngờ, nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 8 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN: Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3 (quá hạn từ 90 - 180 ngày), nhóm nợ 4 (quá hạn từ 180 - 360 ngày) và nhóm nợ 5 (quá hạn trên 360 ngày). Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ đã không được thanh toán đúng hạn và đã quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, thông tin tiêu cực về khách hàng vay được CIC sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng theo thời gian tối đa 5 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó.

Vợ có được vay tiền nếu chồng bị nợ xấu không?

chong-no-xau-vo-co-vay-ngan-hang-duoc-khong-0106165840-1-1706436584.jpg

Thông tin nợ xấu là một trong những thông tin tiêu cực về khách hàng vay bên cạnh việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, các hành vi vi phạm pháp luật, bị khởi kiện, khởi tố… ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay.

Trong trường hợp người vay bị nợ xấu thì chắc chắn sẽ rất khó vay tiếp ở các ngân hàng khác dù là vay thế chấp hay vay tiêu dùng (vay tín chấp). Do đó, cần xem xét hai trường hợp khi chồng vướng nợ xấu:

1- Nếu người vay là hai vợ chồng

Thông thường hiện nay, hình thức vay phổ biến là thế chấp bằng tài sản. Do đó, nếu vợ chồng cùng đứng ra vay vốn và thế chấp bằng tài sản chung của vợ chồng như quyền sử dụng đất, ô tô… thì nếu một trong hai người vướng nợ xấu, hầu hết các ngân hàng sẽ không chấp thuận cho vay vốn tại tổ chức mình.

2- Nếu một trong hai người vướng nợ xấu

Bên cạnh việc tra cứu thông tin tín dụng của chính người đó, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng vay phải cung cấp thông tin của người thân, thậm chí là bạn bè, đồng nghiệp… để làm người tham chiếu, chịu trách nhiệm liên đới khi người vay không thể trả được nợ.

Do đó, nếu người chồng vướng nợ xấu, một mình đứng ra vay vốn để thực hiện nghĩa vụ của mình thì trong trường hợp này, các ngân hàng cũng sẽ khá khó khăn thậm chí không xem xét đồng ý cho người còn lại vay vốn.

Như vậy, có thể thấy, nếu một trong hai vợ chồng vướng nợ xấu thì nhiều khả năng người còn lại cũng sẽ không được các ngân hàng xem xét, quyết định cho vay.

Như vậy, có thể thấy, nếu một trong hai vợ chồng vướng nợ xấu thì nhiều khả năng người còn lại cũng sẽ không được các ngân hàng xem xét, quyết định cho vay.