Tại sao các cụ bảo:“40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực",ý nghĩa thực sự là gì?

Hồ Tùng Lâm
Cổ nhân dạy “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, câu nói này hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc không phải ai cũng lĩnh hội được.

Bốn mươi tuổi không tham dục vọng, bớt đi ham muốn

Người đến 40 tuổi là bước vào giai đoạn trung niên, lúc này chúng ta nên giảm bớt những ham muốn quá mức; nếu buông thả dục vọng thì chỉ dẫn tới tổn hại cho thân tâm, thậm chí còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cuộc sống xung quanh chúng ta.

images-1-1709532152.jpeg

Điều mà mọi người thường gọi là ‘tứ thập bất hoặc’ – người tuổi 40 có thể biết rõ đúng sai nên không bị lầm lạc hay nhầm lẫn nữa; có nghĩa là đối với những thứ có thể câu khởi ham muốn của con người, hơn nữa không ngừng khuếch đại dục vọng của họ; thì giờ đây khiến người ta muốn ngừng các thứ đó không để cho bị mê hoặc nữa, và sẽ biết xử trí thế nào. Đó mới thật sự gọi là ‘người tứ tuần’.

Năm mươi tuổi không tham tình, hãy bớt đi rung động

Trên thế gian này, cái dễ vỡ nhất là tình cảm, cái khó đoán nhất là lòng người.

Cổ nhân răn dạy “50 không tham tình”, điềm chỉ chúng ta sống ở đời đừng nên bị vướng và bi lụy vào các vấn đề nhức nhối của phương diện tình cảm. Ví như trong chuyện tình cảm vợ chồng, có câu “thiểu lai phu thê lão lai bạn”; đại ý là tạm thời trọn nghĩa vợ chồng, khi lâu về sau thì bầu bạn với nhau; được đồng hành cùng nhau đến già là một niềm hạnh phúc lớn lao không gì sánh được.

Điều cần ở tuổi trung niên là trong biển người mênh mông tìm được một người tâm đầu ý hợp, chung thủy bên cạnh cùng bầu bạn, chia sẻ ngọt bùi. Muốn có được điều đó thì bản thân bạn cũng phải chung thủy, son sắt bên người bạn đời của mình. Đừng để đến độ tuổi này, vì những thứ tình cảm không xứng đáng lại đánh mất tất cả những thứ mình gây dựng lúc còn trẻ. Nên biết duyên phận giữa người với người đều rất mong manh.

Sáu mươi tuổi không tham thực, nhất định phải giữ mồm giữ miệng

Ca dao tục ngữ có câu: “Tham thực thì cực thân”, ý chỉ ham ăn hay ăn nhiều quá thường sinh hại thân thể, các cụ chẳng thường dặn “ăn lấy thơm lấy tho chứ không lấy no lấy béo”.

Khi một người bước qua tuổi 60, thể lực và sức chịu đựng của người đó chắc chắn không còn tốt như trước. Lúc này, điều cần chú ý nhất chính là vấn đề về sức khỏe thể chất.