Tác dụng của nước lá sen không phải ai cũng biết

Hồ Tùng Lâm
Bên cạnh chè xanh, nước vối thì nước lá sen cũng được nhiều người yêu thích trong mùa hè, vậy nước lá sen có công dụng gì?

Bên cạnh củ sen, hạt sen thì lá sen cũng mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Vậy, nước lá sen có công dụng gì?

Công dụng của lá sen

tra-la-sen-co-tac-dung-gi2-2019-11-17-15-28-1699017029.jpg
Công dụng của nước lá sen - ảnh minh họa

Lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị. Lá sen có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Nó còn phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá sen tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu; hỗ trợ giảm tổn thương gan; ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể; tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng.

Trên lâm sàng lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não…nên sử dụng lá sen.

Uống nước lá sen có công dụng gì?

Dưới đây là một số bài thuốc có lá sen để mọi người tham khảo:

Nước lá sen giúp giảm cân:

Chính lượng calo cùng với lượng chất xơ trong lá sen mà giúp dạ dày no lâu. Từ đó, giảm cảm giác thèm ăn, giúp các chị em giảm mỡ bụng, lấy lại vòng eo thon gọn.

Giải độc, mát gan:

Trong lá sen có chứa hoạt chất Quercetin và Flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.

Giúp an thần:

Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc, khiến bạn luôn mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng thần kinh. Bổ sung nước lá sen có hoạt chất Pyridoxine giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn. Từ đó, giảm được căng thẳng, thả lỏng tinh thần.

Chữa mất ngủ:

Hoạt chất Pyridoxine giúp làm thư giãn mạch máu. Từ đó, giúp dễ đi vào giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cầm máu, chữa chảy máu cam:

Quercetin và Flavonoid trong lá sen có khả năng chống viêm, chống oxy hóa. Đồng thời, hai chất này còn có khả năng tái tạo mạch máu bị tổn thương. Từ đó, có thể giúp cầm máu, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng.

Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol:

Natri và kali trong lá sen có tác dụng kiềm hãm huyết áp tăng, ngưa ngừa mỡ máu và làm giảm cholesterol hiệu quả. Từ đó, nâng cao sức khỏe tim mạch, kali còn giúp duy trì nhịp tim ổn định.

Những người không nên uống nước lá sen

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, là loại dược liệu tốt trong Đông y nhưng không phải bất kỳ ai sử dụng cũng được.Trước khi sử dụng mọi người nên tìm hiểu trước xem mình có thuộc nhóm đối tượng không nên uống nước lá sen không nhé.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Đây là nhóm đối tượng cần phải cân nhắc kỹ càng vì phụ nữ mang thai và cho con bú cơ thể nhạy cảm, có nhiều sự thay đổi khác trước. Đồng thời còn phải đảm bảo an toàn cho bé con là yếu tố cực kỳ quan trọng.

Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh

Lúc này máu trong cơ thể cần đi ra nhưng lá sen lại có khả năng cầm máu. Đồng thời, lá sen có khả năng làm giãn cơ trơn trong khi đó cơ trơn ở cổ tử cung phải co bóp mới có thể đưa máu kinh ra ngoài. Nếu uống nước lá sen nhiều trong thời gian này sẽ làm cơ giãn ra hạn chế quá trình co bóp gây ảnh hưởng đến hành kinh.

Những người thể hàn, bị lạnh bụng

Vì lá sen có tính hàn nên những người này uống nước lá sen lâu ngày cơ thể sẽ mệt mỏi, giảm trí nhớ, tim đập bất thường. Những người hay bị lạnh bụng mà uống nước lá sen vào sẽ khiến bệnh ngày càng thêm nặng.