Khám phá sông Gianh XANH MÁT - “Người tình” thủy chung của Quảng Bình

Hà Nhiên
Sông Gianh không chỉ là nhân chứng lịch sử dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đây còn là niềm tự hào của người dân Quảng Bình về vẻ đẹp của thiên nhiên nguyên sơ, hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch Quảng Bình được nhiều người biết đến với các thắng cảnh nổi tiếng và nhiều di tích lịch sử. Sông Gianh là một trong những biểu tượng của địa phương, trở thành nguồn cảm hứng trong nhiều tác phẩm thi ca - đây cũng là một trong những điểm du lịch thơ mộng không thể bỏ lỡ khi ghé thăm dải đất miền Trung này!

1. Sông Gianh ở đâu?
Sông Gianh thuộc tỉnh nào? Sông Gianh ở miền nào? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc, muốn tìm hiểu. Thực tế, con sông này chảy qua tỉnh Quảng Bình, cụ thể hơn là các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và thị xã Ba Đồn, sau đó đổ ra biển Đông ở khu vực cửa Gianh. Để có thể khám phá trọn vẹn dòng sông huyền thoại này, bạn có thể bỏ túi bản đồ du lịch Quảng Bình trước khi khởi hành.

Là một trong những biểu tượng của thiên nhiên miền Trung nói chung và Quảng Bình nói riêng, sông Gianh tạo ấn tượng bởi chiều dài lên tới 160km, diện tích lưu vực đạt 4.680 km2 và độ cao trung bình đạt 360m.

anh-chup-man-hinh-2024-05-05-luc-202349-1714915441.png
 

Nghe thuyết minh về sông Gianh, bạn có thể biết thượng nguồn của dòng sông này từ đỉnh núi Cô Pi có độ cao hơn 2.017m. Ngọn núi nằm trên địa phận xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. Vùng thượng nguồn của sông có vẻ đẹp nên thơ kỳ vĩ và ấn chứa nhiều điều huyền bí… Từ thượng nguồn là dãy Trường Sơn, sông Gianh chảy qua nhiều vùng đá vôi hiểm trở. Cũng chính vì thế đã góp phần hình thành nên nhiều hang động đẹp như: động Phong Nha, hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường,...

Sông Gianh nằm cách trung tâm thành phố Quảng Bình khoảng 38km. Du khách có thể đi theo tuyến đường: Hoàng Diệu – Trịnh Hoài Đức – Phan Đình Phùng – đường tránh Đồng Hới/Quốc lộ 1A sẽ đến với điểm du lịch này.

2. Sông Gianh lịch sử oai hùng
Tại Quảng Bình, sông Gianh không chỉ là danh lam thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây còn là dòng sông linh thiêng, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử. Bởi vậy, người dân địa phương còn hay gọi con sông với cái tên khác là Đại Linh Giang.

2.1. Sông Gianh thời Trịnh Nguyễn

Sông Gianh thời Trịnh – Nguyễn (1570 – 1786) được coi là ranh giới chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thời điểm này, các cuộc chiến tranh kéo dài triền miên, lên tới gần nửa thế kỷ. Phía Bắc sông Gianh là nơi án ngữ của chúa Trịnh – tức là khu vực Ba Đồn ngày nay. Ở phía Nam, chúa Nguyễn cai trị, nay là huyện Thuận Hóa.

Dù Đàng Trong hay Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê, tuy nhiên chúa Trịnh và chúa Nguyễn được là hai thế lực phong kiến, tự coi đó là 2 nước riêng biệt. Quyền lực của vua Hậu Lê lúc này không ngăn được tranh chấp cẳng của hai họ, khiến cho nước ta bị chia cắt lên tới 150 năm. Giai thoại sông Gianh chia cắt 2 miền đến nay vẫn gắn liền với người Việt nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng.

anh-chup-man-hinh-2024-05-05-luc-202344-1714915442.png
 

2.2. Sông Gianh vĩ tuyến 17 trong kháng chiến

Trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, điển hình là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sông Gianh và sông Bến Hải đều trở thành những “địa chỉ đỏ” bị đánh phá nặng nề.

Khu vực cảng Gianh – vùng hạ lưu của sông Gianh còn là nơi khởi điểm của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Hàng triệu bom đạn của Mỹ trút xuống nơi đây. Thời điểm này, những chuyến tàu trên dòng sông Gianh trở thành phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến trường. Có thể thấy, dòng sông hiền hòa của Quảng Bình hôm nay là nhân chứng ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta, đây cũng là nơi in hằn nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh.