Lý Ngựa Ô," một bài dân ca nổi tiếng của Nam Bộ

Dân ca Nam Bộ

Bài thơ "Lý ngựa ô ở hai vùng đất": Sự gắn kết thiêng liêng và tình yêu

“Lý ngựa ô ở hai vùng đất” là một trong những thi phẩm nổi bật của Phạm Ngọc Cảnh, cũng là cơ duyên gắn kết ông với người phụ nữ tên Giáng Hương.

Bài thơ này ra đời trong bối cảnh đầy khí thế hào sảng của người lính trận, truyền tải niềm vui và niềm tin chiến thắng đến độc giả cùng thế hệ:

“Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu Gặp câu hát bền lòng rong ruổi mãi ..... Đồng đội của anh đã chọn mùa thắng giặc Cũng sắp về chia vui“.

Làng của anh nằm ven sông, “quen hát Lí ngựa ô rồi”, thường hát vào tháng tư khi Hội Gióng diễn ra. Câu hát Lí ngựa ô ở “làng anh” vang lên theo đường đánh giặc, khiến ai nghe cũng ngỡ mình đang bay trong mây, không tin rằng mình đang cưỡi ngựa sắt. Thời điểm “làng anh” đang đi lính, ra trận, câu hát trở thành khúc ca hành quân.

Ở bên em thì “móng ngựa gõ mê say”, “qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”. Tại “làng em”, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang những cảm xúc mộc mạc, chân thành của làng quê, sông nước miền Trung.

Bài thơ khắc họa nét độc đáo của điệu lý ngựa ô khi được diễn xướng ở hai địa điểm khác nhau: “làng anh” và “làng em”. Qua điệu hò ngựa ô, tác giả tinh tế lồng ghép những tình cảm nhớ nhung, khao khát yêu đương của chàng trai và cô gái một cách kín đáo, tế nhị. Những giai điệu, bài hát trở thành nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của người dân.

Bài thơ còn cho thấy vẻ đẹp và khát vọng của nhân dân thông qua các câu hò, câu hát giao duyên hay những làn điệu dân ca. Họ gửi gắm vào đó những ước vọng, khát khao hòa bình, tình yêu đôi lứa, cùng với tình yêu quê hương, đất nước.