Khám phá bước ngoặt về hành tinh nhiều nước hơn Trái Đất

Hubble, kính viễn vọng không gian của NASA - ESA, đã thành công trong việc quan sát hành tinh ngoài hành tinh nhỏ nhất chứa hơi nước có tên GJ 9827d, mở ra một phần mới trong lịch sử khám phá vũ trụ. Đây có thể là một phiên bản ấm của "mặt trăng sự sống" Europa.
ha-1706625941.jpg

Trong những năm gần đây, những hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất và có điều kiện giống Trái Đất, đặc biệt là có nước và các nguyên tố hóa học liên quan đến sự sống, luôn là mục tiêu quan trọng của các nhà khoa học thiên văn. Tuy nhiên, đối mặt với thách thức là những hành tinh này thường rất xa, và việc xác định thành phần hóa học của bầu khí quyển chúng là rất khó khăn.

GJ 9827d, hành tinh này quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta 97 năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư và có đường kính chỉ gấp đôi Trái Đất. Mặc dù nhỏ, nhưng thông qua việc quan sát bầu khí quyển của nó bằng kính viễn vọng Hubble, các nhà khoa học đã phát hiện hơi nước - một dấu hiệu quan trọng về khả năng tồn tại sự sống.

Có hai khả năng về nguồn gốc của hơi nước trên GJ 9827d. Một là hành tinh này thuộc nhóm "tiểu Hải Vương Tinh", loại hành tinh khí nhỏ nhưng phổ biến trong vũ trụ. Hai là, nó có thể là phiên bản ấm hơn của mặt trăng sự sống Europa của Sao Mộc, nơi mà NASA tin rằng có một đại dương ngầm.

Mặc dù GJ 9827d có lượng nước ước tính gấp đôi Trái Đất, nhưng nhiệt độ của nó tương đương với Sao Kim, khiến khả năng có sự sống trở nên khó khăn. Tuy nhiên, phương pháp xác định thành phần khí quyển qua quang phổ trên một hành tinh nhỏ và xa như vậy đã mở ra một trang mới cho lịch sử khám phá vũ trụ, và James Webb, kính viễn vọng dự kiến sẽ thực hiện tốt hơn Hubble, có thể tiếp tục công việc này trong tương lai.