Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu hoàn toàn hoặc một phần của Nhà nước, được tổ chức dưới hình thức pháp lý nhất định để tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm đạt mục đích lợi nhuận hoặc chính sách kinh tế - xã hội.

00da173a-e5cc-44aa-b010-0679e950279e-1703577808.jpeg

1.Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Theo khoản 11 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Về chủ sở hữu: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng DNNN.

Về hình thức tồn tại: DNNN tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, bao gồm 2 dạng

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản:

DNNN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng; DNNN tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư vào doanh nghiệp nên nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư. Vì vậy, Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Về lĩnh vực hoạt động:

Để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, vai trò và chức năng chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế; phạm vi đầu tư vốn Nhà nước chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực sau.

  • Cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội.
  • Hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh.
  • Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.
  • Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

3. Các loại doanh nghiệp nhà nước

Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2.1 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Cụ thể, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.2 Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có những điểm khác nhau cụ thể như sau:

Tiêu chí

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.