Xe Trung Quốc ở Việt Nam: Mẫu mới nhận được lời khen vì chất lượng ưu việt

Hệ quả tất yếu của việc các hãng xe Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ phát triển và ra mắt xe là chúng không được thử nghiệm kỹ càng.

Báo cáo "Nghiên cứu chất lượng ban đầu Xe điện tại Trung Quốc 2024" của J.D. Power đã đưa ra một số phát hiện quan trọng về tình trạng chất lượng xe điện mới tại Trung Quốc. Theo báo cáo này, mỗi 100 xe điện mới tại Trung Quốc gặp phải 210 lỗi trong năm 2024, tăng 37 lỗi so với năm 2023.

byd-china-evs-171799707956810510-1718067253.jpg

"Lỗi" trong báo cáo của J.D. Power không chỉ bao gồm các lỗi kỹ thuật mà còn bao gồm những điểm khiến người dùng thiếu hài lòng hay khó chịu. Một số vấn đề điển hình bao gồm:

  1. Hệ thống thông tin giải trí: Độ phản hồi kém, màn cảm ứng chậm, và tính năng điều khiển qua khẩu lệnh không hoạt động tốt.
  2. Hệ thống hỗ trợ lái: Camera lùi có hình ảnh kém, âm lượng cảnh báo quá lớn, và các tính năng hỗ trợ lái không chính xác.

Nguyên nhân chính dẫn đến số lượng lỗi cao được cho là do thời gian phát triển ngắn của các xe điện Trung Quốc. Các nhà sản xuất thường chỉ mất khoảng 2 năm để phát triển một mẫu xe mới, thời gian này không đủ để kiểm tra và tối ưu chất lượng sản phẩm một cách kỹ lưỡng.

Dù có nhiều lỗi, một số mẫu xe điện Trung Quốc vẫn được khen ngợi về độ hài lòng của khách hàng. Các dòng xe điện có độ hài lòng cao nhất trong từng phân khúc tại Trung Quốc bao gồm:

  • Xe đô thị cỡ nhỏ: Geely Panda
  • Xe điện cỡ nhỏ: Geometry A Pro
  • SUV điện cỡ nhỏ: BYD Atto 3 và Aion V Plus
  • Xe điện cỡ trung: Nio ET5
  • SUV điện cỡ trung: Audi Q4 e-tron
  • Xe điện cỡ lớn: Zeekr 001
  • Xe điện hạng sang: Nio ES8

Trong phân khúc xe hybrid, BYD Seal DM-i dẫn đầu phân khúc xe phổ thông, còn Wey Lanshan DHT PH dẫn đầu mảng SUV phổ thông.

Dù hệ thống màn hình giải trí bắt mắt, nhiều xe điện Trung Quốc vẫn gây phiền lòng cho khách hàng vì không được tối ưu triệt để, đặc biệt là ở hai mảng hệ thống thông tin giải trí và hỗ trợ lái.