Tác giả Hồ Xuân Hương - Cuộc đời và sự nghiệp

Hồ Xuân Hương

Tiểu sử nhà văn Hồ Xuân Hương

  • Ngày sinh: Sinh năm 1772, mất năm 1822.

  • Quê quán: Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An.

  • Cuộc đời: Hồ Xuân Hương được cưới gả từ rất sớm, nhưng qua hai lần hôn nhân đều không viên mãn. Lần đầu, bà làm lẽ của một hào phú biệt danh Tổng Cóc, một người yêu thơ văn và chuộng tài năng của bà. Tổng Cóc xây cho bà một thủy tạ riêng để tránh phiền toái từ vợ cả và thoả mãn đam mê thi phú. Tuy nhiên, sau một thời gian sống cùng, bà rời đi với một cái thai. Có nhiều giả thuyết về lý do bà ra đi: có người cho rằng bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc qua đời, có người cho rằng bà không chịu nổi điều tiếng của vợ con Tổng Cóc và người làng, cũng có người nói bà trốn đi cùng tình quân Phạm Viết Ngạn.

    Khi bà trở dạ, Tổng Cóc đến đòi con nhưng người nhà họ Phạm nói đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng. Trong cuộc hôn nhân thứ hai, bà làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, tri phủ Vĩnh Tường, nhưng duyên phận chỉ kéo dài 27 tháng thì ông qua đời.

    Sau đó, có nhiều giả thuyết về cuộc đời bà như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, mở hàng bán giấy bút mực hay các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng độ khả tín chưa rõ ràng.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Hồ Xuân Hương

  • Các tác phẩm:
    • Thơ chữ Hán:
      • Độ Hoa Phong
      • Hải ốc trù
    • Thơ chữ Nôm:
      • Bánh trôi nước
      • Bỡn bà lang khóc chồng
      • Cái kiếp tu hành
      • Cái nợ chồng con
      • Cái quạt
      • Chùa Quán Sứ
      • Chợ Trời Chùa Thầy
      • Cảnh chùa ban đêm
      • Cảnh thu
      • Dệt cửu
      • Dỗ người đàn bà khóc chồng
      • Đá Ông Chồng Bà Chồng
      • Đài Khán Xuân
      • Đánh cờ
      • Đánh đu
      • Đèo Ba Dội
      • Đền Sầm Nghi Đống
      • Đồng tiền hoẻn
      • Động Hương Tích
      • Giếng thơi
      • Hang Cắc Cớ
      • Hang Thánh Hoá
      • Hỏi trăng 1
      • Hỏi trăng 2
      • Khóc ông phủ Vĩnh Tường
      • Khóc Tổng Cóc
      • Không chồng mà chửa
      • Kẽm Trống
      • Làm lẽ
      • Lũ ngẩn ngơ
      • Mời trầu
      • Nhớ người cũ
      • Ốc nhồi
      • Phường lòi tói
      • Quán Khánh
      • Quan thị
      • Quả mít
      • Sư bị ong châm
      • Sư hổ mang
      • Tát nước
      • Thiếu nữ ngủ ngày
      • Tranh tố nữ
      • Trăng thu
      • Trống thủng
      • Tự tình I
      • Tự tình II
      • Tự tình III
      • Vịnh cái quạt I
      • Vịnh cái quạt II
      • Cúc
      • Chùm thơ chữ Nôm xướng họa cùng Chiêu Hổ:
        • Cặp xướng họa I
        • Cặp xướng họa II
        • Cặp xướng họa III

Vinh danh

  • Đặt tên đường phố:
    • Phố Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    • Đường Hồ Xuân Hương, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Phố Hồ Xuân Hương, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
    • Đường Hồ Xuân Hương, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
    • Đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
    • Đường Hồ Xuân Hương, khu 1, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
  • UNESCO vinh danh: Ngày 23/11/2021, tại Paris, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 đã thông qua danh sách “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023” để vinh danh và kỷ niệm năm sinh/năm mất của các nhân vật lịch sử. Hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được thông qua cùng với 58 hồ sơ khác của các nước.