Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?

Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ (Carry trade) là chiến lược giao dịch mà các nhà đầu tư bán hoặc vay các đồng tiền có lãi suất thấp để thu lại lợi nhuận từ việc mua vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn. Đây là một chiến lược chủ yếu được thực hiện trên thị trường FX.
carry-trade-1705912936.jpeg

1.Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ là gì?

Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ tên trong tiếng anh là Carry trade

Carry trade là chiến lược giao dịch mà các nhà đầu tư bán hoặc vay các đồng tiền có lãi suất thấp để thu lại lợi nhuận từ việc mua vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn.

Ví dụ, ta có thể thiết lập vị thế long AUD/JPY. Biết Ngân hàng trung ương Úc đặt lãi suất ở mức 4.1% trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản đặt lãi suất đồng JPY tại -0.1% và tỷ giá giao ngay: 1 AUD = 95 JPY.

Để tận dụng chênh lệch lãi suất, ta sẽ vay 95,000,000 JPY để mua vào 1,000,000 AUD. Miễn là tỷ giá giao ngay không đổi, ta sẽ nhận 1,000,000 AUD cùng khoản lãi suất 4.2% (4.1 - (-0.1%)), tương đương 42,000 AUD.

Khi đóng lệnh giao dịch, nếu tỷ giá giao ngay tăng lên 1 AUD = 96 JPY, thì số tiền sẽ tăng lên: 96,000,000 JPY. Ta sẽ nhận phần chênh lệch lãi suất và lợi nhuận chưa thực hiện từ sự thay đổi tỷ giá:

(96,000,000 - 95,000,000) + 42,000 * 96 = 5,032,000 JPY

Như vậy, có hai nhân tố chính tác động đến hiệu quả của các giao dịch carry trade là chênh lệch lãi suất và chênh lệch tỷ giá giao ngay. Và để có thể ăn chênh lệch lãi suất đáng kể thì các nhà đầu tư nên vào lệnh mua khi giá đang có xu hướng tăng.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để hạ lãi suất nhằm kích cầu nền kinh tế. Khi lãi suất giảm xuống, các nhà đầu cơ vay tiền và mua vào các tiền tệ có lãi suất cao với hy vọng có thể bán khống các cặp tiền này trước khi lãi suất đi vay tăng lên. Ví dụ tiêu biểu nhất là Nhật Bản.

Trong nhiều thập kỷ qua, việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) duy trì chính sách lãi suất âm và kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản ở mức thấp để đối phó với giảm phát nghiêm trọng đã khiến chi phí vay đồng Yên (JPY) trở nên rất rẻ.

Carry trade được sử dụng phổ biến trên thị trường ngoại hối, chủ yếu là với các cặp tiền có chứa đồng cấp vốn (funding currency) lãi suất thấp như JPY (ví dụ: USD/JPY, AUD/JPY, CAD/JPY, NZD/JPY). Các đồng yết giá lãi suất cao thường được biết đến với tên gọi là targeting currency.

Điểm chung của đồng tiền này là đều đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển và chính trị ổn định.

2.Carry trade phù hợp với các nhà đầu tư có nhiều vốn vì mức độ rủi ro cao

Không thể phủ nhận rằng carry trade có thể mang đến cơ hội thu được lợi nhuận khủng cho các nhà đầu tư ngoại hối, nhưng không có nghĩa là không có rủi ro đi kèm. Có thể nói, lợi nhuận từ giao dịch chênh lệch lãi suất chỉ là khoản bù đắp cho việc các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao hơn.

Rủi ro lớn nhất đến từ sự thiếu chắc chắn về biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu cặp tiền giao dịch có tỷ lệ phần trăm giảm nhiều hơn mức chênh lệch lãi suất, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lỗ vốn chỉ với một biến động nhỏ về tỷ giá. Đặc biệt là trong các giao dịch có sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hóa lợi nhuận.

Tiếp đến là rủi ro về mặt lãi suất. Kỳ vọng lãi suất trong tương lai sẽ phần nào ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và danh mục đầu tư ngoại hối của các traders. Ví dụ: đồng JPY có thể tăng giá so với USD khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định kết thúc chu kỳ nới lỏng lịch sử của mình để tăng lãi suất trở lại.

Cuộc khủng hoảng tài chính (2007 - 2008) đã khiến USD mất giá do Fed buộc phải hạ lãi suất quỹ liên bang về gần 0% và liên tục tung ra 3 gói nới lỏng định lượng để cứu lấy nền kinh tế. Kéo theo đó, USDJPY đã giảm đến gần 25% trong giai đoạn này.

Các trader thường sử dụng carry trade cho các danh mục đầu tư dài hạn để thu được lợi nhuận đáng kể, do phần trăm lợi nhuận thu được từ chênh lệch lãi suất điều hành thường không cao so với số vốn bỏ ra. Như vậy, để có một khoản lợi nhuận đáng kể thì thời gian dài và lượng vốn dồi dào cũng là yếu tố quyết định vô cùng quan trọng.