Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Trong thực tế hiện nay, việc sử dụng mũ bảo hiểm không đạt chuẩn đang trở nên phổ biến trong giao thông. Tuy nhiên, liệu việc đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không? Điều này đang là mối quan tâm của nhiều người, và dưới đây là điều cần biết.
mu-bh-1709289458.jpg

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Cùng với đó, căn cứ vào các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:

– Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;

– Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;

– Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các loại xe kể trên đề phải đội mũ bảo hiểm. Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

– Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;

– Trẻ em dưới 06 tuổi;

– Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.ội mũ bảo

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Các văn bản pháp luật hiện nay không có khái niệm mũ bảo hiểm thời trang hay mũ bảo hiểm lưỡi trai. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta có thể hiểu đó là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng. Loại mũ này với đặc điểm giá thành rẻ, được bày bán tràn lan trên vỉa hè, cửa hàng nên được nhiều người mua, sử dụng.

Từ ngày 1.1.2022, theo quy định mới tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng, cụ thể bổ sung Điểm n, o vào sau Điểm m, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nội dung Điểm n, o sau khi bổ sung tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, như sau:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng bãi bỏ Điểm i, k tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy theo quy định trên, chỉ xử phạt người điều khiển xe máy, người ngồi sau xe máy (khi tham gia giao thông) không đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai. Những trường hợp có đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và có cài quai (dù là mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác) không bị xử phạt.

Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…

Dù không bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm. Vì thế, bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đội cho an toàn.