Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng là một thước đo kinh tế quan trọng, được các chuyên gia, chính phủ, các nhà quản lý kinh tế sử dụng cho việc đầu tư, hoạch định, điều chỉnh chính sách. Vậy tại sao chỉ số này lại quan trọng và được sử dụng nhiều như thế, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

cpi-la-gi-1703767551.jpg

1.Chỉ số CPI là gì ?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số dùng để đo lường số tiền trung bình một người dân sử dụng để tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số CPI phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của các mặt hàng trong rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đại diện.

Rổ hàng hóa, dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến, đại diện cho tiêu dùng của dân cư, thường được xem xét và cập nhật (5 năm một lần) cho phù hợp với cơ cấu tiêu dùng của dân cư trong mỗi chu kỳ.

Chỉ số CPI được tính hàng tháng, theo các gốc so sánh: năm gốc, tháng trước, cùng năm trước, tháng 12 năm trước và bình quân thời kỳ. Chỉ số CPI được tính tương đối theo tỷ lệ %.

2.Ý nghĩa chỉ số CPI

Chỉ số CPI phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, khi CPI tăng thì giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ tăng và ngược lại, khi CPI giảm thì mức chi tiêu trung bình của người dân cho hàng hóa và dịch vụ giảm.

Chỉ số CPI là thước đo để xác định nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát. Chính phủ và các nhà quản lý kinh tế thường theo dõi sát sao dữ liệu CPI để hoạch định, điều chỉnh các chính sách để nền kinh tế đi đúng hướng.

Đối với doanh nghiệp, việc theo dõi chỉ số CPI giúp các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình chi tiêu của người dân. Khi CPI tăng, giá trung bình của hàng hóa tăng, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh việc bán hàng và tích trữ thêm tồn kho để cung ứng thị trường. Ngược lại, khi CPI giảm, giá trung bình của hàng hóa giảm, doanh nghiệp sẽ hạn chế gia tăng tồn kho.

3. Công thức tính chỉ số CPI

CPI được tính như sau:

CPI = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa tại thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng tại thời kỳ cơ sở)x100

Trong đó, t là thời kỳ mà bạn cần tính CPI và năm cơ sở được lấy bất kỳ, thường sẽ lấy theo chu kỳ từ 5 – 7 năm.

CPI còn được sử dụng để tính lạm phát theo thời kỳ. công thức tính như sau:

Lấy năm X là năm cần tính chỉ số lạm phát CPI so với năm Y (Năm trước năm X)

Chỉ số lạm phát X = 100 x (CPI năm X - CPI năm Y) / (CPI năm Y)

cach-tinh-chi-so-cpi-chuan-xac-va-chi-tiet-0808220332-1703767829.jpg

Bài toán cơ bản ví dụ về cách tính chỉ số CPI chuẩn xác và chi tiết

4. Chỉ số CPI Việt Nam ước tính năm 2023

Việt Nam đã bắt đầu sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ năm 1998. Cho đến nay, năm 2023, chỉ số CPI bình quân được ghi nhận vào thời điểm sớm nhất ngày 29/7 đã tăng 0,45% so với số liệu ghi nhận tại tháng trước. Trong đó, CPI của 10 trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá so với năm trước, ngoại trừ nhóm bưu chính viễn thông giảm giá (0,12%).

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê đã đưa ra nhận định, CPI các tháng từ đầu năm đến nay so với năm 2022 có xu hướng giảm dần. Ghi nhận trong số đó có: CPI tháng 1 tăng cao nhất (4,89%) nhưng sau đó giảm dần đến tháng 6 (2%) và tháng 7 lại tiếp tục tăng lại (2,06%).

Nhìn chung, trong bình quân 7 tháng năm 2023, chỉ số CPI trung bình tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.