Loại quả giàu vitamin C, ngăn tia UV, chống lão hóa, phi tần xưa rất chuộng đang bán đầy chợ Việt: Khi ăn cần ghi nhớ 5 điều quan trọng

Hà Nhiên
Loại quả này không chỉ giảm nám da, chống nắng từ bên trong mà còn là phương pháp dưỡng nhan người xưa truyền lại.

Đó chính là quả vải!

Dạo quanh các khu chợ, siêu thị... bạn có thể dễ dàng tìm thấy những gánh hàng bán quả vải. Loại quả này đang vào mùa rộ và cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cũng như chăm sóc da.

Vải được biết là một "kem chống nắng tự nhiên" nhờ chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Nó có thể giúp da luôn mềm mại, căng bóng và tươi trẻ. Quý phi Dương Quý Phi thời Đường ở Trung Quốc đã ăn vải hàng ngày để duy trì vẻ đẹp của mình.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng vải không chỉ giàu vitamin C mà còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho da. Các hợp chất tự nhiên trong vải có tác dụng chống UV, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ da từ sâu bên trong.

Vải chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, giúp cải thiện lưu thông máu trong da. Điều này không chỉ giúp da luôn khỏe mạnh mà còn thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Với những người da khô, chiết xuất vải cũng có thể cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Mặc dù vậy, khi ăn vải cần ghi nhớ... điều quan trọng để làm đẹp da, tốt sức khỏe

1. Không ăn vải quá nhiều mỗi lần

Vải chứa nhiều đường, điều này khiến chúng có khả năng sinh nhiệt. Nếu ăn quá nhiều vải, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như mụn nhọt. Lúc này, không chỉ làm đẹp da không được, mà còn khiến nhan sắc của bạn bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, nếu bạn ăn một lượng lớn vải, cụ thể là khoảng 500g trở lên, lượng đường glucoza sẽ vượt quá khả năng hấp thu và chuyển hóa của gan. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để hạ nồng độ đường máu, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, ra mồ hôi, khát nước, mệt mỏi.

Do đó, mỗi lần ăn vải, người lớn chỉ nên ăn khoảng 10 quả, và trẻ em nên ăn 3-4 quả.

2. Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải

Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.

3. Ngâm nước muối trước khi ăn vải

Một số người có thể bị ngộ độc khi ăn quả vải, với các triệu chứng như buồn nôn, phát ban, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp thấp. Nguyên nhân là do sự phát triển của loại nấm độc Candida tropicalis, thường thấy ở những quả vải chín quá, bị dập nát hoặc ủng thối. Môi trường trong quả vải, với hàm lượng đường, pH và axit cao, rất thuận lợi cho sự phát triển của loại nấm này.

Để phòng tránh ngộ độc, trước khi ăn vải, người tiêu dùng nên ngâm qua nước muối.

4. Ăn vải kèm hạt sen, đậu xanh

Trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh. Còn đậu xanh cũng có công dụng giải nhiệt siêu tuyệt vời.

Khi nấu chè hạt sen, đậu xanh, bổ sung thêm những trái vải ngọt lịm, bạn sẽ có món chè vừa thơm ngon vừa không lo bị nóng.

5. Một số đối tượng cần lưu ý khi ăn vả

Quả vải tươi có hàm lượng đường cao, do đó những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn. Việc ăn vải có thể khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng cao bất thường, vì gan của họ không thể chuyển hóa hết fructose có trong quả vải.

Ngoài ra, nhóm bệnh nhân khác như những người có vấn đề về đờm trong cổ họng, đang mắc các bệnh như thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt, cũng nên kiêng ăn vải. Việc ăn vải có thể làm cho tình trạng bệnh của họ trở nên nặng hơn.

Đối với bà bầu, trước khi ăn vải cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Quả vải rất ngọt, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, do đó không nên ăn tùy tiện.